Bị hụt hơi khi hát và đây là bí quyết dành riêng cho bạn

Hụt hơi khi hát thường hay xảy ra với những người mới tập hát. Sự cố này diễn ra nhiều và sẽ khiến bạn tự ti về giọng hát của mình và cảm thấy bản thân không thể hát. Đừng nghĩ như vậy việc hụt hơi khi hát sẽ biến mất nếu bạn học được bí quyết không bị hụt hơi khi hát của Thu Âm Việt hôm nay.

1. Lấy hơi khi hát để tránh bị hụt hơi

Thông thường có 4 cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi. chúng ta cùng nói kỹ về từng cách nhé.

  • Cách 1: Lấy hơi lớn lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở đoạn vào đầu bài hát hoặc những chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa. Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu chấm trong bài văn.
  • Cách 2: Lấy hơi nhỏ lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc). Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu phẩy trong bài văn.
  • Cách 3: Lấy hơi trộm lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng mà không để người khác nhận ra (như là không lấy hơi vậy). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Được ký hiệu bằng dấu ('), còn trong thanh nhạc dùng dấu (v).Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy
  • Cách 4: Cướp hơi lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu

Bí quyết không bị hụt hơi khi hát

Bí quyết không bị hụt hơi khi hát

>>> Hướng Dẫn Cách Lấy Hơi Cho Người Mới Tập Hát

2. Học lấy hơi bằng bụng

Thông thường mọi người sẽ lấy hơi bằng ngực tuy nhiên điều đó là chưa đủ vì phổi không đủ để chứa đủ hơi bạn cần về lâu dài, để khắc phục giải pháp đó ta cần phương pháp hiệu quả hơn đó là lấy hơi từ bụng vì tại đây lượng hơi sẽ giữ lại được nhiều và hiệu quả hơn.

Bước 1: Đứng thẳng khi hát để lấy hơi bụng dễ dàng, điều này cho phép khoang bụng của bạn có thể mở rộng nhất và cơ hoành không bị cản trở.

Bước 2: Tập lấy hơi bằng bụng

Đầu tiên bạn hãy hít một hơi sâu sau đó dùng 2 tay của mình để vào 2 vị trí bụng và ngực để cảm nhận sự di chuyển.

  • Nếu khi hít ngực bạn căng ra và bụng hóp lại  và khi thở ra ngực xẹp xuống và bụng nở ra thì đây là cách lấy hơi bằng ngực và ai cũng làm được điều này, cách lấy hơi bằng ngực thì ko đủ hơi khi hát vì vậy bạn cần tập cách hai.
  • Lấy hơi từ bụng là khi bạn hít vào thì vùng ngực hơi căng một chút bụng căng nhiều hơn và khi thở ra thì bụng xẹp rất nhiều và ngực chỉ xẹp một chút.

Với cách lấy hơi từ bụng rất khó cho người mới bắt đầu hãy cố gắng luyện tập. với việc lấy hơi bằng bụng sẽ giúp các bạn có những bài hát nội lực, đều đặn mà không bị hụt hơi.

Bước 3: Tập kiểm soát hơi bụng

 Bộ não của bạn không thể nào vừa kiểm soát hơi vừa kiểm soát bài hát được. vì vậy bạn cần luyện tập kiểm soát  hơi bụng như tự nhiên bằng cách nói và hát chỉ bằng giọng bụng trong vòng 30 phút. điều này tuy rất khó nhưng nếu các bạn làm được các bạn sẽ nhận ra có sự thay đổi lớn trong giọng hát của mình.

>>> Hướng dẫn cách hát giọng bụng hay như ca sĩ

  • Mở rộng khẩu hình miệng khi hát

Khẩu hình miệng cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh hơi của bạn, hãy luyện tập phát âm chuẩn các chữ sau “a” “o” “u” “e” “i” khi luyện tập hãy mở hết khẩu hình ra đừng ngại vì nó rất tốt cho bạn phát âm ko chỉ là hát mà còn là nói tiếng anh nữa. Khi luyện tập bạn sẽ cảm thấy quai hàm mình nhức mỏi, đừng lo bạn đã luyện tập đúng cách rồi đó hãy luyện tập nó ít nhất 5p mỗi ngày nhé.

Hãy mở rộng khẩu hình miệng khi hát

Hãy mở rộng khẩu hình miệng khi hát

  • Phân bổ hơi thở

Cách hát phà hơi nhiều giúp cho giọng hát của bạn dễ đi vào lòng người, tô điểm thêm “bức tranh” tổng thể về tác phẩm của bạn. Một âm thanh rõ ràng và mềm mại cũng rất cần thiết. Bạn nên nghiên cứu trước về tác phẩm để phân bổ giọng hát của mình cho hợp lý ở từng phần của bài sẽ là một bước đầu rất thông minh.

  • Giữ thanh quản thật thoải mái

Hãy cho thanh quản của bạn thư giãn, bạn đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện với chính mình vậy.

  • Giữ hơi thở thật đều

Hãy giữ làn hơi thật đều. Khi hát nốt cao, không phải đẩy hơi ra thật nhiều mà hãy giữ hơi thật đều đặn để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ. Bạn nên sẽ dụng giọng pha khi lên nốt cao để giữ gìn thanh quản khỏi bạn khàn tiếng hay tổn thương.

Như vậy các bạn đã cùng Thu âm Việt tìm hiểu bí quyết không bị hụt hơi khi hát chúc các bạn luyện tập thành công và hãy theo giỏi những bài cẩm nang bổ ích từ Thu Âm Việt bạn nhé

 



Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Chi phí cài nhạc chờ doanh nghiệp bao nhiêu? Giá đắt hay rẻ

Chi phí cài nhạc chờ doanh nghiệp bao nhiêu? Giá đắt hay rẻ

Rất nhiều doanh nghiệp cần tìm công cụ quảng cáo hiệu quả mang lợi nhuận cho công ty mà giá thành còn phải hợp lý. Vậy nhạc chờ doanh nghiệp là công cụ quảng cáo được ưa chuộng nhất hiện nay, cùng Thu Âm Việt tìm hiểu về nó nhé.

Tổng hợp danh sách ca sĩ nhạc sĩ dùng thơ sáng tác âm nhạc

Tổng hợp danh sách ca sĩ nhạc sĩ dùng thơ sáng tác âm nhạc

Thật ra việc mang thơ vào nhạc, phổ nhạc cho thơ không phải là một trào lưu hay xu hướng xa lạ mà cách làm này đã được nhiều thế hệ nhạc sĩ thực hiện để mang tới các bài hát hay. Dưới đây là tập hợp các ca nhạc sĩ nổi tiếng về phổ thơ thành nhạc.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!