Blog

Mastering Trong Phần Mềm Cubase

27/07/2020

Tải và cài đặt phần mềm Cubase 5 tại đây: https://bitly.com.vn/JrbEI

Xem lại biên tập và chỉnh sửa Audio bằng phần mềm Cubase 5 Phần 1

Xem lại bài 1: Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mêm Cubase5

Xem lại bài 2: Các thao tác thu âm bằng phần mềm Cubase

 Mastering trong Cubase 5 là quá trình hoàn thiện cuối cùng sản phẩm âm thanh, nằm giữa công đoạn chỉnh sửa, mixing và công đoạn nhân bản thương mại. Đây là quá trình cuối cùng để chúng ta có cơ hội nâng cao chất lượng âm thanh hay sửa lỗi âm thanh mà khi mixing chúng ta không (hay không thể) sửa được, bằng những công cụ hay phòng thiết kế riêng biệt. Mastering làm cho bản nhạc thêm chi tiết, sống động hơn và không làm ảnh hưởng đến sự hoàn thiện bước đầu của bản mixing. Quá trình chỉnh sửa và mixing càng chi tiết và tốt bao nhiêu thì quá trình mastering càng tốt và đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Bởi vì nếu quá trình trước bị một lỗi nào đó thì dù mastering tốt đến đâu cũng không thể khắc phục được, và có những lỗi phải quay lại với quá trình mixing. Quá trình này hết sức quan trọng và cũng khó khăn nhất. Người kỹ sư thường phải có trình độ cao và một tai nghe rất tốt. Trên thực tế, giữa quá trình biên tập, mixing và mastering có rất nhiều điểm khác nhau. Quá trình mixing, ta thường làm việc với từng track riêng biệt và mục đích tạo ra hiệu quả tốt nhất cho từng track. Tất nhiên, quá trình mixing khi ta kết hợp các track lại sẽ phải có được một chất lượng tốt nhất. Mastering lại chú trọng đến đến sự hoàn hảo của toàn bộ tổng thể tác phẩm (là Final Mix chỉ bao gồm hai kênh strereo).

 Mastering làm cho sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn chất lượng thương mại. Các tập tin âm thanh phải vang lên tốt trên mọi phương tiện nghe nhìn bất kỳ, tất nhiên, mỗi hệ thống nghe nghìn có thể có một bản hậu kỳ khác nhau. Mastering là quá trình sửa lại các lỗi tổng thể của mixing, vì vậy quá trình này ảnh hưởng nhiều đến tín hiệu gốc. Các quá trình xử lý có thể là cân bằng tần số (equalization), nén tín hiệu âm thanh (compression), giới hạn âm lượng (limiting), hay lọc xì (noise reduction), các hiệu ứng ra, vào như fade in/out… Sau đó các bài được sắp xếp và xuất bản. Mastering có thể có những bước sau đây tùy thuộc vào nhu cầu của bản nhạc cần thiết phải làm gì:

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!