Tự Học Cách Viết & Sáng Tác Nhạc Từ A-Z Đơn Giản - Hay

Học cách sáng tác nhạc cơ bản cho người mới bắt đầu. Tìm hiểu cấu trúc viết một bản nhạc, quy trình sáng tác từ cảm hứng đến bài hát hoàn chỉnh. Kết hợp phần mềm trên máy tính vào các thao tác. Bài viết cho bạn lộ trình từng bước luyện kỹ năng tự sáng tác

hướng dẫn sáng tác nhạc

Sáng tác nhạc là gì? Cấu trúc viết một bài nhạc cần nắm

Khái niệm sáng tác nhạc

Sáng tác nhạc (music compose) là quá trình tạo ra giai điệu và lời bài hát, kết hợp các yếu tố âm nhạc như nhịp điệu, hòa âm, và cảm xúc cá nhân để truyền tải một thông điệp hoặc câu chuyện qua âm thanh.

Trước đây, người sáng tác cần học nhạc lý và biết chơi nhạc cụ để sáng tác được một bài hát. Tuy nhiên hiện nay, nhờ sự phát triển của các phần mềm làm nhạc hỗ trợ, ngay cả người không có chuyên mục cũng có thể tạo ra bài hát của riêng mình.

Cấu trúc viết một bản nhạc

Hiểu được cấu trúc sẽ giúp bạn viết nhạc truyền cảm hơn, bao gồm 6 phần chính:

  • Mở đầu (Intro): Là phần giới thiệu ngắn, tạo không khí và thu hút người nghe. Thường chỉ gồm vài nhịp hoặc một đoạn nhạc cụ.
  • Phiên khúc (Verse): Phần kể chuyện của bài hát, thường có nhiều verse với giai điệu tương tự nhưng lời khác nhau để phát triển nội dung.
  • Tiền điệp khúc (Pre-chorus): Phần dẫn vào điệp khúc, không bắt buộc phải có, tạo cảm giác hào hứng hướng tới phần cao trào của bài.
  • Điệp khúc (Chorus): Là phần cao trào và điểm nhấn của bài hát, thường lặp lại và dễ nhớ, tập trung vào tiêu đề hoặc thông điệp chính.
  • Cao trào (Bridge): Phần chuyển tiếp, tạo sự mới mẻ trước khi trở lại điệp khúc. Bridge thường mang lời và giai điệu khác biệt, giúp bài hát thêm hấp dẫn.
  • Kết thúc (Outro): Đoạn nhạc kết, giúp bài hát khép lại mượt mà và tạo cảm giác trọn vẹn.

8 bước sáng tác nhạc hay đơn giản

1. Tìm cảm hứng và xác định chủ đề viết nhạc

  • Hãy đặt câu hỏi về những cảm xúc, câu chuyện bạn muốn truyền tải; Để ý những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hằng ngày (chẳng hạn như tháng ngày làm việc, tình yêu, thiên nhiên, câu chuyện đọc được,...). Mọi thứ xung quanh luôn có thể chuyển hóa thành cảm hứng viết nhạc.
  • Đôi khi, bạn cần nghiên cứu thêm về chủ đề dể có cảm xúc sâu hơn và những góc nhìn mới.

2. Viết lời nhạc

Đối với người mới bắt đầu, chưa biết nhiều về nhạc lý, viết lời bài hát trước có thể sẽ dễ dàng hơn so với sáng tác giai điệu trước. Và từ cảm hứng đã xác định, có thể áp dụng các cách viết nhạc dưới đây:

2.1. Soạn thảo nội dung

  • Viết cảm hứng ra giấy: Theo một mạch câu chuyện có chủ đề, thông điệp rõ ràng. 
  • Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình: Để mô phỏng âm thanh, như "gió vi vu," "suối róc rách," hay "tiếng đàn réo rắt."; mô tả hình ảnh hoặc hành động cụ thể, như "mây bay lững lờ," "sóng vỗ dập dìu.". Chúng làm cho người nghe gợi lên âm thanh và hình ảnh tự nhiên và sống động, qua đó cảm nhận được cảm xúc trong bìa hát.
  • Xây dựng cấu trúc: Sắp xếp nội dung theo cấu trúc của bài hát (intro - verse - pre chorus - chorus - bridge - outro). Chưa cần quan tâm đến tính mạch lạc, bạn cần viết ra hết những ý tưởng trước.
  • Sáng tác một đoạn hook: Là đoạn bao hàm thông điệp chính, thường được sử dụng như tiêu đề bài hát. Bạn cần đầu tư cảm xúc cho đoạn này bởi nó là linh hồn của bài hát, khiến người nghe lắng đọng cảm xúc và nhớ mãi về bài hát. Hook thường được đặt ở đầu bài hát để thu hút người nghe ngay từ những giây đầu tiên, hoặc ở cuối bài hát để tạo ấn tượng mạnh mẽ và để lại dư âm.

2.2. Chau chuốt cho ca từ

  • Gieo vần: Thử tạo những câu từ có vần điệu với nhau, ví dụ như “trời cao, mây bay, tình yêu, say đắm”; hoặc vần chéo (giống "nhẹ nhàng - hài hoà") hoặc vần tiếp nối (cuối câu này nối ý vào câu sau). Nó giúp tạo sự hài hòa, dễ nghe. Hiện nay còn có những công cụ gieo vần online giúp đẩy nhanh quá trình này hơn.
  • Viết theo mạch thơ: Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các cấu trúc thơ như lục bát, bát cú,... để cho lời nhạc có tính nhịp nhàng tự nhiên.
  • Tưởng tượng giai điệu trong đầu: Mặc dù chưa viết giai điệu, hãy thử "ngân nga" lời nhạc để cảm nhận nhịp điệu và sửa lại từ cho phù hợp.

học cách viết nhạc

Học cách viết nhạc

3. Sáng tác giai điệu 

Để tạo giai điệu cho bài hát, bạn có thể tận dụng những phần mềm làm nhạc (DAW) như FL Studio, Ableton,... và áp dụng các bước như dưới đây:

3.1. Xác định thể loại nhạc 

Xác định thể loại phù hợp với chủ đề bạn muốn hướng tới. Mỗi thể loại có giai điệu đặc trưng như sau:

  • Pop: Giai điệu bắt tai, dễ nhớ, cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đặn.
  • Ballad: Giai điệu chậm rãi, sâu lắng, có nhiều đoạn cao trào và lắng đọng. 
  • Rock: Giai điệu mạnh mẽ, có nhiều biến tấu, tiết tấu nhanh, hòa âm phong phú.
  • R&B: Giai điệu mềm mại, nhấn mạnh vào cảm xúc.
  • Hip-hop: Giai điệu đơn giản, lặp đi lặp lại, kết hợp với rap, tiết tấu mạnh mẽ.

Việc chọn thể loại nhạc sẽ giúp bạn xác định được phong cách giai điệu chung và dễ dàng lựa chọn các công cụ, mẫu âm thanh phù hợp.

3.2. Lựa chọn nốt nhạc chính (Hook)

Ở bước 2 bạn đã sáng tác được phần lời đoạn hook, giờ bạn cần nắm những bí quyết sáng tác giai điệu cho đoạn này:

  • Chọn nốt nhạc phù hợp với cảm xúc của bài hát. Ví dụ: Nốt cao và sáng thường mang lại cảm giác vui tươi, trong khi nốt thấp có thể tạo cảm giác sâu lắng. Bạn có thể hát thử hoặc ngân nga giai điệu hook, sau đó chọn ra bằng cách tìm âm tương tự trên phần mềm DAW.
  • Sử dụng giai điệu ngắn từ 3-5 nốt, với tiết tấu lặp lại dễ thuộc. Tránh quá phức tạp, vì điều đó làm giảm tính nhận diện của giai điệu.
  • Tạo sự đối lập: Kết hợp các nốt cao, thấp, dài, ngắn một cách bất ngờ để tạo ra sự tương phản thú vị, gây ấn tượng mạnh.

Dùng phần mềm để sáng tác nhạc trên máy tính

Giao diện phần mềm sáng tác nhạc trên máy tính FL Studio

3.3. Sử dụng Quãng và Tiết Tấu 

Quãng âm

  • Là sự kết hợp các khoảng cách giữa các nốt nhạc để tạo những cảm giác khác nhau cho người nghe.
  • Sử dụng quãng gần: Tạo cảm giác dịu dàng, thư thái. Thường được sử dụng trong các giai điệu truyền cảm, sâu lắng. Ví dụ: Quãng 2 (ví dụ: C-D), quãng 3 nhỏ (ví dụ: C-Eb).
  • Sử dụng quãng xa: Tạo cảm giác mạnh mẽ, hoặc phấn khích. Thường được sử dụng trong các giai điệu sôi động, nhanh. Ví dụ: Quãng 5 hoàn hảo (ví dụ: C-G), quãng 7 lớn (ví dụ: C-B).
  • Có thể kết hợp các quãng khác nhau để tạo sự đa dạng cho giai điệu.

Tiết tấu

  • Là sự sắp xếp các nốt dài, nốt ngắn, nốt chấm… tạo ra những nhịp điệu khác nhau.
  • Sử dụng phách mạnh, phách yếu: Phách mạnh thường tạo điểm nhấn, phách yếu tạo sự liên kết.
  • Kết hợp với quãng: Tạo ra những hiệu ứng âm thanh có chiều sâu.

3.4. Phát triển giai điệu bằng hợp âm và hòa âm phối khí

Hợp âm:

  • Xác định nốt chủ đạo và chọn hợp âm có chứa nốt chủ đạo.
  • Dựa theo cảm xúc bài hát: Hợp âm trường thường mang lại cảm giác vui tươi, sáng sủa; Hợp âm thứ thường mang cảm giấc sâu lắng, trầm tư.
  • Tạo thêm hiệu ứng: Kết hợp hợp âm 7 để làm dày hơn giai điệu; Sử dụng hợp âm giảm, tăng để tạo chuyển biến cho bài hát.
  • Thử nghiệm các hợp âm khác nhau: Không nhất thiết phải tuân theo một quy tắc cứng nhắc, hãy thử nghiệm chuyển đổi giữa các điệu trưởng và điệu thứ để truyền tải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tìm ra sự kết hợp ưng ý nhất.

Hòa âm:

  • Xây dựng tiến trình hòa âm đơn giản: Có thể áp dụng tiến trình cơ bản nhất trong thang trường: I-V-vi-IV (1-5-6-4). Ví dụ, trong thang C trưởng, tiến trình này sẽ là C-G-Am-F.  
  • Sử dụng các hợp âm thay thế: Từ tiến trình cơ bản, thay thế một số hợp âm bằng các hợp âm khác để tránh sự đơn điệu..
  • Thay đổi khóa: Chuyển đổi giữa các khóa khác nhau để tạo ra những cảm giác đối lập.

Tạo sự thống nhất và phát triển

  • Lặp lại:Sử dụng các đoạn lặp để tạo sự quen thuộc và nhấn mạnh những điểm quan trọng trong bài hát.
  • Biến tấu: Biến tấu những hợp âm lặp lại để tránh sự nhàm chán và tạo ra sự phát triển cho bài hát.
  • Ví dụ: Bạn có thể lặp lại một đoạn hòa âm 2 lần, nhưng lần thứ hai bạn có thể thay đổi một số nốt hoặc thêm một hợp âm mới để tạo ra sự khác biệt.
  • Giai điệu nên phát triển theo mạch cảm xúc từ verse đến chorus và bridge, đưa người nghe vào một hành trình cảm xúc rõ nét.

sáng tác nhạc cần những gì

Thử nghiệm các cách phổ giai điệu bài hát

Phối khí

Sau khi có giai điệu cơ bản, phối khí có thể xem là bước nâng cao và giúp hoàn chỉnh bài hát chuẩn như ca nhạc sĩ phát hành. Dưới dây sẽ cung cấp tổng quan những thao tác phối khí bằng phần mềm cần thực hiện:

- Sử dụng nhạc cụ ảo: Kết hợp nhiều loại nhạc cụ trên phần mềm (piano, guitar, trống, bass, synths,..) để tạo sự đa dạng.

- Xây dựng lớp nền:

  • Bass: Chọn một âm bass phù hợp với giai điệu và thể loại nhạc.
  • Drums: Tạo nhịp điệu bằng cách sử dụng trống, hi-hat, snare,...

- Tạo các lớp âm:

  • Pads: Tạo không gian âm thanh bằng các âm pad mềm mại.
  • Leads: Tạo các giai điệu phụ để làm phong phú hơn cho bài hát.
  • Effects: Sử dụng các hiệu ứng như reverb, delay, chorus để tạo chiều sâu và không gian cho âm thanh.

- Sử dụng preset: Trên phần mềm có sẵn các preset để sử dụng như điểm bắt đầu, giúp đơn giản hóa thao tác.

4. Hoàn thiện sản phẩm

  • Kiểm tra: Hát thử demo với giai điệu trên phần mềm và ghi âm, nghe lại để nghiền ngẫm thêm sắp xếp ca từ, tiết tấu và hợp âm đã phù hợp chưa.
  • Lựa chọn người hát: Bạn có thể tự trình bày ca khúc, hoặc tìm người quen hay đơn vị thuê ca sĩ để chọn được giọng hát phù hợp.
  • Thu âm bài hát hoàn chỉnh: Bạn có thể thu âm bài hát tự sáng tác tại nhà nếu bạn có hệ thống thiết bị và cách âm chuẩn; Nếu không thì bạn nên đến các đơn vị phòng thu âm để thực hiện ca khúc của mình chỉnh chu nhất.

cách viết nhạc hay

Nên thu âm bằng thiết bị chuẩn để tương xứng công sức sáng tác

Bí quyết luyện kỹ năng sáng tác nhạc 

  • Tính kiên định: Sáng tác đòi hỏi sự kiên trì thử nghiệm và điều chỉnh. Trong lần đầu có thể bạn chưa làm ra giai điệu hay, nhưng qua sự trau dồi bạn sẽ càng tiến xa hơn với đam mê.
  • Luôn ghi lại ý tưởng: Hãy luôn giữ bên mình chiếc điện thoại với ứng dụng ghi chú, hoặc một cuốn sổ tay, để ghi lại bất kỳ cảm hứng bất chợt đến, dù là nhỏ nhất. Nó sẽ là “hạt giống” để bạn sáng tác nhiều bài hát hơn.
  • Nghe nhiều thể loại nhạc: Tham khảo nhiều thể loại nhạc, phân tích cấu trúc bài hát như các bước hướng dẫn sáng tác để mở rộng tư duy và định hình phong cách riêng.
  • Rèn luyện hàng ngày: Hãy phân bổ thời gian hàng ngày, hàng tuần luyện và học thêm từng kỹ năng trong sáng tác. 
  • Tận dụng phần mềm làm nhạc: Mọi công đoạn sáng tác trên đều có thể được thực hiện bằng phần mềm DAW. Bạn nên sử dụng triệt để nó để đơn giản hóa thao tác, lưu trữ giai điệu tiện lợi và chất lượng hơn so với phương pháp viết nốt nhạc và đánh nhạc cụ truyền thống.

Học cách sáng tác theo lộ trình bài bản tại Thu Âm Việt

Bạn đang ấp ủ những ý tưởng sáng tác bài hát, nhưng không biết bắt đầu từ đâu để biến cảm hứng thành tác phẩm thực sự? Tại Khóa học sáng tác nhạc của Thu Âm Việt, bạn sẽ được đào tạo từng bước với lộ trình bài bản, đảm bảo có thể làm được ngay tác phẩm đầu tiên khi khóa học còn chưa kết thúc. Đặc biệt, với hình thức học 1 kèm 1 cùng giảng viên 15 năm kinh nghiệm, hiệu quả học của bạn sẽ được nhân gấp đôi.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không muốn tìm hiểu sâu về sáng tác, mà chỉ muốn chuyển thể ý tưởng của mình thành một ca khúc, thì dịch vụ Sáng tác bài hát theo yêu cầu chính là giải pháp tối ưu. Thu Âm Việt sẽ hỗ trợ trọn gói từ viết lời nhạc, hòa âm phối khí chuyên nghiệp, cung cấp ca sĩ thu âm và hậu kỳ âm thanh, đến làm MV và phát hành nhạc. Giúp bạn có bài hát để làm quà tặng ý nghĩa cho người thân, hoặc tạo dấu ấn cá nhân độc đáo.

Liên hệ ngay Thu Âm Việt để được hỗ trợ mọi công đoạn sáng tác nhạc!

 

 

 




Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Niềm đam mê âm nhạc của một doanh nhân thành đạt là thế nào

Niềm đam mê âm nhạc của một doanh nhân thành đạt là thế nào

Âm nhạc như là hơi thở của cuộc sống. Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ của mình trong cuộc sống. Mang đến sự thành công của một doanh nhân - m nhạc như là những người bạn đồng hành cùng chia sẻ niềm vui cùng họ

TOP 4 thể loại âm nhạc phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

TOP 4 thể loại âm nhạc phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

Các thể loại nhạc phổ biến và những điều ít ai biết về lịch sử âm nhạc. Cùng Thu Âm Việt tìm hiểu top 4 thể loại nhạc phổ biến nhất Việt Nam, với cái tên đứng đầu là dòng nhạc Bolero, tiếp đến thứ hai là thể loại nhạc Rap với các nghệ sĩ nổi tiếng như Binz, Karik, Wowy, Suboi, Rhymastic,...

Tìm hiểu về Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Tìm hiểu về Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là nét đẹp văn hóa nghệ thuật là niềm tự hào của người Việt Nam và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa di vật thể. Vậy điều gì đã làm nên thể loại văn hóa lịch sử này hãy cùng Thu Âm Việt giới thiệu các bạn về Nhã Nhạc Cung Đình Huế nhé

Hướng dẫn thu âm chuyên nghiệp tại nhà

Hướng dẫn thu âm chuyên nghiệp tại nhà

Học cách tự thu âm tại nhà với chất lượng như phòng thu chuyên nghiệp. Bài viết chia sẻ chi tiết về thiết bị cần có, bí quyết thu âm bài hát hay và xử lý cách âm. Biến việc hát cover thỏa đam mê trở nên càng chuẩn chỉnh và ưng ý hơn.

Top 6 Phần Mềm Mix Nhạc Online Chuyên Nghiệp Lẫn Đơn Giản

Top 6 Phần Mềm Mix Nhạc Online Chuyên Nghiệp Lẫn Đơn Giản

Dù mix nhạc chuyên nghiệp hay mix bản thu âm giọng hát do mình tự thực hiện, bạn đều cần một phần mềm đủ chức năng. Trong bài viết này, Thu Âm Việt sẽ giới thiệu bạn 6 phần mềm mix nhạc online đáp ứng cả nhu cầu chuyên nghiệp lẫn đơn giản của bạn.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!