Một số lưu ý cho bạn để khắc phục tình trạng sử dụng giọng mũi khi hát
Vậy vấn đề ở đây cho chúng ta chính là biết được giọng mũi là gì? Nguyên nhân dẫn đến mọi người thường dùng giọng mũi để hát và cách để khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu và làm rõ các vấn đề này bạn nhé.
Vậy vấn đề ở đây cho chúng ta chính là biết được giọng mũi là gì? Nguyên nhân dẫn đến mọi người thường dùng giọng mũi để hát và cách để khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu và làm rõ các vấn đề này bạn nhé.
Một số lưu ý để khắc phục tình trạng hát giọng mũi hiệu quả
Định nghĩa giọng mũi và biểu hiện:
Giọng mũi hay còn gọi là giọng nasal dùng trong thuật ngữ chuyên ngành. Là giọng mang âm thanh như bạn đang bị tắt tiếng, nghẹt mũi khiến âm thanh phát ra không được rõ ràng, tròn trịa, đôi khi mang lại cảm giác rất chói tai. Khi hát, nếu bạn không thể nâng vòm miệng đúng cách để tạo nên một giọng hát rõ ràng, giọng hát hay thì đương nhiên nó sẽ mang đến cho bạn một giọng hát rất tệ, rất khó nghe.
Giải thích rõ ràng cho việc bạn bị giọng mũi khi hát đó chính là vòm miệng của bạn quá thấp gây cản trở cho không khí qua khoang mũi hoặc tư thế khi hát của bạn không thoải mái. và một số mẹo nhỏ để bạn khắc phục tình trạng này chính là nên lựa chọn tư thế phù hợp để âm thanh khi hát có thể vang hơn, rõ ràng và bắt tai hơn. Các giảng viên thanh nhạc thường sẽ khuyến khích bạn đứng hát thay vì ngồi hát vì ngồi khiến các cơ bị chèn ép là giọng yếu đi một phần. Bạn có thể rèn luyện thanh hàng ngày, tập các bài tập thể dục nhẹ để nâng vòm miệng của mình.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hát bằng giọng mũi:
- Bẩm sinh - Tình trạng này không ít nhưng bạn yêu âm nhạc mắc phải, điều này xảy ra khi có quá ít không khí đi qua khoang mũi và làm cho âm thanh bị đứt quãng, ngạt lại. Để giải quyết tình trạng này bạn cần phải có sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ, tùy mức độ nặng hay nhẹ của bạn mà bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.
- Điều chỉnh hơi không đều - nếu việc bẩm sinh vòm miệng quá thấp làm hơi qua mũi quá ít thì việc bạn không kiểm soát được lượng hơi của mình, nếu bạn đẩy hơi quá mạnh quá nhanh qua khoang mũi cũng gây nên tình trạng hát bằng giọng mũi, biểu hiện là âm thanh khi bạn phát ra bị nghẹt lại, cứng đi và có cảm giác lùng bùng rất khó chịu.
- Chưa hiểu được yêu cầu về độ cao của âm thanh và hòa hợp với giọng mũi
Lưu ý khắc phục tình trạng hát giọng mũi
Biết được những nguyên nhân trên đây làm anh hưởng đến giọng hát của bạn, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh và khắc phục giọng hát hay hơn.
Kiểm tra giọng hát của bạn:
- Có rất nhiều cách khác nhau và với nhiều mức độ mà bạn mắc phải để bạn có thể tự kiểm tra giọng của mình là có phải mình đang bị giọng mũi hay không. Cách đơn giản nhất và hiệu quả đó chính là bạn lựa chọn một giai đoạn trong bài hát và hát chúng một cách thoải mái mà bạn bạn không căng miệng.
- Bạn cũng có thể hát một bài hát mà bạn yêu thích và một nửa bài hát đó bạn hát bằng cách bịt chặt mũi lại. Nếu giọng hát của bạn cân bằng, cộng hưởng rõ ràng với không khí qua mũi, giọng hát của bạn sẽ không thay đổi, giọng hát của bạn vẫn sẽ rất hay khi bạn bịt mũi lại. Ngược lại, nếu giọng bạn bắt đầu thay đổi khi bạn bịt mũi lại thì điều đó chứng minh rõ ràng bạn đang hát bằng giọng mũi và bạn cần phải rèn luyện điều độ để khắc phục điều này hiệu quả nhất.
- Một mẹo nữa đó chính là bạn có thể nhéo vào miệng của mình và nói. Nếu giọng của bạn không phải là giọng mũi. tay của bạn sẽ không cảm nhận ra được bất kỳ sự khác thường nào, còn nếu bạn cảm thấy sự rung nhẹ từ cảm nhận ở các ngón tay thì giọng của bạn là giọng mũi. Còn có rất nhiều mẹo để bạn biết được giọng của mình là giọng gì.
Cách khắc phục tình trạng hát giọng mũi:
Rèn luyện và tập hát nhiều hơn để khắc phục tình trạng hát giọng mũi
- Nâng cao vòm miệng: Khi nhìn sâu vào phần sau của miệng, bạn sẽ nhìn thấy vòm miệng. Khu vực này là một phần rất mềm và nơi đó nó có chứa một lỗ thông. Khi bạn chạm vào lưỡi của mình bạn sẽ nhìn thấy vòm miệng của bạn di chuyển. Cơ quan vòm miệng này thường sẽ di chuyển khi bạn cử động miệng như ăn, nói,.. Nếu bạn muốn khắc phục việc hát bằng mũi bạn hãy học cách kiểm soát cách nâng vòm miệng. Hyax thực hành bằng cách nâng cơ miệng như đang ngáp, thực hiện theo thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn nâng vòm miệng của mình hơn.
2. Tư thế của hàm: Hàm là một cơ quan xương, để tự điều chỉnh sẽ rất khó. Bạn cần phải tham khảo một số video hướng dẫn rèn luyện từ những giảng viên thanh nhạc có chuyên môn để có thể khắc phục tình trạng hát giọng mũi một cách hiệu quả nhất.
3. Kiểm soát hơi thở: Một số ca sĩ điều khiển được giọng mũi của mình và sử dụng phù hợp vào một số ca khúc hay hầu hết họ đều phải luyện tập cách nín thở . Bạn cần phải luyện tập nín thở đúng cách để kiểm soát được giọng hát của mình, thể hiện ca hát một cách tuyệt vời và hiệu quả nhất.
4. Đặt lưỡi đúng vị trí khi hát: Một cách tuyệt vời nữa có thể giúp bạn điều chỉnh giọng mũi hiệu quả chính là đặt vị trí của lưỡi hợp lý trong khi hát. Là một trong những cách khó kiểm soát nhất và cần phải có một chế độ luyện tập chú ý hơn.
Vừa qua là một số lưu ý mà Thu Âm Việt muốn chia sẻ với bạn và hy vọng những đóng góp này sẽ giúp cho bạn khắc phục được thói quen sử dụng giọng mũi khi hát một cách hiệu quả.
Đồng thời, hổ trợ cho việc cải thiện giọng hát của mình để phục vụ cho sở thích ca hát của bạn. Bạn có thể đến với Thu Âm Việc, phòng thu âm chuyên nghiệp hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm với nhiều nhân lực hỗ trợ tận tâm sẽ giúp bạn thu lại giọng hát của bạn một cách chỉnh chu và hoàn hảo nhất.