Blog

Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

14/10/2020
Bạn đã từng bao giờ nghe đến cụm từ “giọng gió", có lẽ rất nhiều là đằng khác. Trong âm nhạc và ca hát. Bên cạnh những chất giọng thánh thót, cao vút, trầm ấm,... thì giọng gió được đánh giá là một tông giọng được sử dụng phổ biến, bởi cách hát giọng gió không hề khó. Chỉ cần bạn chăm chỉ học hỏi và tập luyện, bạn sẽ sở hữu cho mình một giọng hát gió hay. Thu Âm việt sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức về giọng gió và hướng dẫn cách hát giọng gió hay và cực đơn giản.


1. Giọng gió là gì?

  • Giọng gió còn có tên nước ngoài được gọi là Falsetto. Đây có thể coi là một cách hát mà cũng có thể coi là một kỹ thuật hát giả thanh. Nên hát giọng gió sẽ khác hoàn toàn với giọng thật của bạn.
  • Điểm đặc trưng của giọng gió chính là phát ra âm thanh rất mỏng và tạo cảm giác vang xa.

Ưu và nhược điểm của cách hát giọng gió hay

  1. Ưu điểm: giọng hát của bạn sẽ nhẹ nhàng, bay bổng hơn, trong sáng hơn. Khi hát lên các nốt cao câu hát mượt mà, trong sáng và mềm mại.
  2. Nhược điểm: Nhưng giọng hát này có nhược điểm khi hát sẽ thiếu sự cộng hưởng, thiếu đi sự ngân rung tự nhiên, thiếu độ dày,… Hát giọng gió diễn ra thường xuyên còn có hại cho thanh quản của bạn, nên rất dễ gây hại cho cả giọng nói của bạn nếu cổ họng không được giữ gìn tốt.

2. Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

Để có được giọng hát gió hay bạn cần phải chăm chỉ luyện tập và đặc biệt cần áp dụng một số kỹ thuật dưới đây để luyện giọng hát tốt nhất.

Luyện tập chăm chỉ để có được giọng gió hay 

Tập phát âm rõ ràng

Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì tiếng hát là giọng nói tự đáy lòng, vậy nên ca hát chính là cách giúp bạn tìm được tiếng nói chung với mọi người, kể cả những người chưa quen biết, tiếng hát làm chúng ta xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, để hát được giọng gió hay thì bạn phải phát âm thật chuẩn, nếu phát âm sai đồng nghĩa với việc giọng hát của bạn sẽ sang một tông giọng khác. 

Bạn có thể tìm kiếm cho mình một quyển sách, hay một bài báo khá đơn giản. Hãy tập đọc mỗi ngày với từng câu từng chữ thật rõ ràng. Để khi bắt đầu một câu chuyện với một ai đó bạn đã thật sự phát âm rõ âm, tròn chữ, thì bạn đã thành công. Còn nếu bạn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì nên tập luyện thêm nhiều hơn.

Làm chủ tốc độ và âm lượng :

  • Về âm lượng :

 Khi luyện tập nên đứng trước gương để tập đồng thời ngôn ngữ cơ thể, khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải, nhả chữ rành rọt. Ngoài ra bạn cũng nên luyện tập cả cách nói chuyện tỉ tê, thì thầm. Như vậy khi hát bạn sẽ điều chỉnh âm lượng của mình một cách thích hợp và cuốn hút người nghe hơn. 

  • Về tốc độ nói :

Không nên nói với tiết tấu đều đều từ đầu đến cuối mà phải có lúc nhanh lúc chậm, nhằm tránh nhàm chán cho người nghe, đôi khi có thể dừng lại hẳn để mọi người suy nghĩ một chút. Nói quá nhanh, hoặc quá chậm cũng là một sai lầm rất đáng trách, hãy biết cách nói với tốc độ vừa phải và phù hợp. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

Luyện ngữ điệu êm ái :

Ngữ điệu là một phương diện phát âm, xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Một số phương diện khác của phát âm là trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng.

Ngữ điệu là một yếu tố khá quan trọng, nó là sự kết hợp trầm bổng các tiếng với nhau, phù hợp với tình cảm và ý nghĩa cần biểu hiện. 

Để kiểm tra ngữ điệu của mình bạn có thể ghi âm lại. Nghe và cảm nhận ngữ điệu của mình. Từ đó chọn ra được đâu là ngữ điệu mình đang cần hoặc cần sửa đổi.

Sự truyền cảm : 

Sự truyền cảm này tạo nên tâm hồn cho một bài hát. Bởi lẽ nó khơi gợi được sự chân thành, tình cảm đầy nhiệt huyết của người hát. Cách để luyện tập sự truyền cảm trong giọng hát đó là bạn nên học cách yêu thương mọi vật, biết lắng nghe, vị tha và đồng cảm. Qua đó diễn đạt sự truyền cảm bằng chính tấm lòng của một người đầy lòng nhân ái.

3. Giới thiệu các ca sĩ có giọng hát gió hay

Được thể hiện với giọng ca cao vút, nữ ca sĩ 9x đã tạo nhiều bài hát hit, được đến như: vì sao, gửi cho anh, thương hại,... Những bản hát làm nên tên tuổi của nữ ca sĩ. Bạn cũng có thể lựa chọn những bài hát như thế này để luyện giọng hát gió cho mình.

Chăm chỉ luyện tập để có được giọng hát gió hay như ca sĩ chuyên nghiệp

Muốn sở hữu được giọng hát gió hay bạn cần phải kiên trì, cố gắng luyện tập ngày để có được một kết quả tốt nhất. Thu Âm Việt chúc bạn sớm sở hữu cho mình giọng hát gió hay từ những chia sẻ hữu ích này. Nếu bạn là người có đam mê với âm nhạc và muốn thể hiện bản thân, hãy đến với THU ÂM VIỆT. Nơi cung cấp các dịch vụ thu âm, đào tạo ca nhạc,...Kết nối niềm đam mê của bạn đến với thế giới rộng lớn.

Trần Hữu Kiên - Quán quân Vietnam's Got Talent

Thu Âm Việt chúc bạn sớm sở hữu cho mình giọng hát gió hay từ những chia sẻ hữu ích này. 

Bài viết liên quan :

>> Luyện giọng hát hay như ca sĩ

>> Hướng dẫn thu âm tại nhà chuyên nghiệp

>> Bí kíp hát live không phải ai cũng biết

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!