Hướng dẫn cách hát nốt trầm hay như ca sĩ chuyên nghiệp

(1)
16/02/2025 Hồng Ngọc

Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc tại sao các ca sĩ có thể hát được các tông giọng cao, trầm khác nhau. Các bạn cũng muốn hát được như họ mà chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa biết cách tập luyện như thế nào. Hôm nay Thu Âm Việt sẽ bật mí cho các bạn cách hát nốt trầm hay như một ca sĩ.

A. Giọng trầm là gì?

Giọng trầm nằm trong khoảng từ nốt Mì E2 đến nốt đố C4 vì thế người sở hữu giọng này thường có chất giọng khá dày, ồm, thể hiện được bản lĩnh già cỗi đày kinh kinh nghiệm. Đây là loại giọng được xem là khá hiếm gặp ở Việt Nam.

B. 10 Cách tập luyện để có giọng trầm hiệu quả

1. Nhận ra chất giọng của mình

Việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện được đó chính là nhận biết được âm vực và cữ âm của mình. Trong đó, âm vực chính là thước đo số lượng quãng tám mà bạn có thể hát được từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Còn cữ âm chính là quãng giọng khi bạn hát cảm thấy thoải mái và nghe dễ chịu nhất.

Thực tế, âm vực có thể rộng hơn cữ âm và để nhận ra chất giọng của mình, bạn hãy cố gắng di chuyển chất giọng lên và xuống. Việc này sẽ giúp bạn tìm được nốt nhạc cao nhất và thấp nhất mà bạn có thể hát tốt.

Khi bạn nhận ra được chất giọng của bản thân

Khi bạn nhận ra được chất giọng của bản thân

2. Dành nhiều thời gian luyện tập 

Cách luyện giọng hát trầm hiệu quả đó là dành nhiều thời gian luyện tập hợp lý. Bạn có thể luyện giọng hát trầm bằng cách dùng một quả bóng chứa đầy khí heli, bạn hút đẩy khí từ trong quả bóng vào miệng, sau đó thử nói và hát những bài tủ của bạn. Khi bạn muốn hát giọng trầm, bạn chỉ cần luyện tập sao cho khi bật ra nặng hơn không khí. 

3. Cách lấy giọng

Theo các chuyên gia hàng đầu về âm nhạc, dây thanh âm trong cổ họng cần có thời gian khởi động để không bị giãn quá mức. Do đó, bạn có thể khởi động bằng phương pháp xướng Gam từ 10 đến 15 phút. Khi dây thanh âm đã được làm ấm, bạn sẽ tập hát dễ dàng hơn. 

>>> Xem thêm Hướng dẫn cách hát giọng bụng hay như ca sĩ

4. Hướng dẫn cách tập lấy hơi

Bạn cần chú ý giữ cho tư thế của mình khi hát dù đứng hay ngồi thì vẫn luôn thẳng một đường từ đầu xuống lưng. Áp dụng tư thế này, bạn sẽ có luồng hơi chuẩn khi hát. Ngoài ra, trước khi hát bạn cần giữ cho hơi thở đều đặn, 2 vai thả lỏng và lồng ngực thư giãn. 

Bạn không nên lấy hơi ở phần trên của phổi để hát, thay vào đó hãy tập trung lấy hơi thở từ bụng dưới. Đồng thời, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho xương hàm. Bởi đây chính là vị trí phát ra âm thanh trực tiếp. Cho nên, hãy thả lỏng phần cổ họng và phần xương hàm, mặt khác bạn không được gồng vì sẽ làm ảnh hưởng đến luồng hơi. Đây là cách luyện giọng hát trầm mà bạn cần phải “khắc cốt ghi tâm”.

>>>Xem thêm Hướng Dẫn Cách Lấy Hơi Cho Người Mới Tập Hát

5. Tập hát theo gam từ thấp đến cao từ cao đến thấp

Biện pháp luyện tập theo gam như sau; bạn tập hát từ nốt thấp lên cao và sau đó tập ngược lại theo thứ tự nốt “ĐỒ RÊ MI PHA SON LA SI ĐỐ” Bài tập này khá đơn giản và cũng khá nhẹ nhàng nhưng sẽ có hiệu quả không ngờ đấy. Nếu tập luyện đều đặn bài tập này các bạn sẽ hát được nốt trầm sẽ sắc nét hơn.

>>> Xem thêm Cách rung giọng khi hát như ca sĩ chuyên nghiệp

6. Luyện 5 nguyên âm

Trong luyện thanh giọng trầm bạn không thể bỏ qua được bước luyện 5 nguyên âm gồm a, ê, i, ô, u. Cũng như việc luyện thanh theo các nốt nhạc, bạn cũng chỉ cần đọc các nguyên âm này từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp. Luyện tập đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

7. Cách lấy đúng tông giọng

Bạn không nên cố thay đổi tông giọng vốn có của mình, tức là hát những nốt quá thấp hoặc quá cao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình luyện thanh của bạn. Bởi thực tế giọng hát của bạn chưa đẹp nếu cố gắng thay đổi tông giọng hoặc hát ngoài tông có thể sẽ khiến giọng hát của bạn càng trở nên thô hơn rất nhiều.

8. Tư thế đúng khi luyện thanh

Tư thế được xem là tốt nhất để luyện thanh đó là đứng, đây là tư thế tạo cho bạn sự thoải mái và dễ chịu nhất, tư thế này cũng sẽ giúp bạn có được những hoạt động luyện thanh dễ dàng và chính xác hơn. Nếu đứng quá lâu có thể làm bạn mỏi, lúc này bạn có thể chuyển sang tư thế ngồi để luyện thanh.

Tập luyện cùng người thân trong nhà để có thêm động lực

Tập luyện cùng người thân trong nhà để có thêm động lực

9. Thở bằng cơ hoành

Hơi thở là một yếu tố khá quan trọng khi luyện thanh, không chỉ là luyện thanh cho nữ mà còn trong cả luyện thanh cho nam. Thở bằng cơ hoành sẽ giúp bạn điều chỉnh được nguồn hơi của mình. Cơ hoành nằm bên dưới phổi, có tác dụng co lại khi bạn hít hơi vào. Do vậy mà khi thở ra bạn phải thả lỏng cơ hoành một cách từ tốn. Bạn hát trong tư thế khom người để trải nghiệm việc thở bằng cơ hoành, song bạn cũng cần chú ý đến vùng bụng và âm thanh trong khi bạn hát. Chú ý là bạn không nên hít hơi vào bằng mũi trong khi hát vì bạn sẽ khó trong việc hát nốt cao.

10. Uống nước ấm trước khi hát giọng trầm

Uống nước ấm để làm giọng nói trầm hơn, đây là một phương pháp rất hữu hiệu để làm “bôi trơn” dây thanh quản của bạn. Nếu bạn uống nước lạnh sẽ làm cho dây thanh quản co rút lại, còn nếu bạn uống nước quá nóng sẽ làm cho bạn bị bỏng. Chính vì vậy, hãy uống nước ấm hàng ngày để bảo vệ dây thanh quản.

>>> Xem thêm Top 10 thực phẩm tốt và không tốt cho giọng hát

Bạn có thể uống nước ấm để làm giọng trầm hơn

Bạn có thể uống nước ấm để làm giọng trầm hơn

Qua bài viết trên,Thu ÂM Việt đã hướng dẫn cho bạn cách hát nốt trầm một cách hiệu quả, hay như một ca sĩ. Thu Âm Việt hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn và bạn có thể tham khảo các hóa học của Thu Âm Việt để có giọng hát hoàn chỉnh và tốt hơn tại đây nhé.

Các bài viết liên quan:

>>> Cách rung giọng khi hát như ca sĩ chuyên nghiệp

>>> Hướng Dẫn Cách Lấy Hơi Cho Người Mới Tập Hát

>>> Hướng dẫn cách hát giọng bụng hay như ca sĩ

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Chắc hẳn các bạn ở đây thuở nhỏ ai cũng yêu thích loạt phim hoạt nổi tiếng như Doraemon, Conan, Naruto,... và thắc mắc tại sao họ có thể lồng tiếng hay đến như vậy. Thu Âm Việt sẽ làm rõ cách lồng tiếng của người làm phim hoạt hình và hướng dẫn cho các bạn biết cách lồng tiếng phim hoạt hình hay.

Tâm lý sợ hãi trước khi thi hát và cách khắc phục

Tâm lý sợ hãi trước khi thi hát và cách khắc phục

Khi bước vào bất kì các cuộc thi nào, tâm lý sợ hãi đều hiện trong con người bạn. Đặc biệt, trong các cuộc thi ca hát buộc bạn phải đứng trước đám đông còn khiến bạn nhân đôi sự sợ hãi hơn. Vậy làm thế nào để giữ vững được tâm lý trước khi thi? Thu Âm Việt sẽ giúp bạn.

Cách khắc phục giọng hát yếu một cách hiệu quả tuyệt vời

Cách khắc phục giọng hát yếu một cách hiệu quả tuyệt vời

Giọng hát là khả năng bẩm sinh, vốn có của mỗi người. Không phải ai cũng được sở hữu chất giọng hay, truyền cảm. Nhưng nếu như thật sự muốn cải thiện giọng hát thì chỉ cần bạn cố gắng luyện tập. Sau đây Thu m Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách để luyện tập để khắc phục giọng hát yếu.

Top 6 Phần Mềm Viết Nhạc Trên Máy Tính Tiện Lợi Hiện Nay

Top 6 Phần Mềm Viết Nhạc Trên Máy Tính Tiện Lợi Hiện Nay

Tìm hiểu top 6 phần mềm viết nhạc trên máy tính đơn giản, chất lượng nhất hiện nay. Sáng tác và soạn nhạc ngày nay không chỉ dành riêng cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Với sự hỗ trợ của ứng dụng online bất kỳ ai cũng có thể hiện thực hóa ý tưởng âm nhạc của mình một cách nhanh chóng và chính xác.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!