Thu phí bản quyền âm nhạc ở nhà hàng khách sạn, quán karaoke, quán cà phê hoạt động kinh doanh có hợp pháp?
Việc thu phí bản quyền tác giả nơi công cộng là điểm nóng trong thời gian qua đang được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam (VCPMC) đề nghị các cơ sở kinh doanh thực hiện. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên
1. Tiền bản quyền được thu khi nào?
Vào năm 2017 hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng bất ngờ bị gõ cửa từng phòng thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc, bởi nhận được Công văn từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, đó là "Chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc"
Theo ông Đinh Trung Cẩn – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN cho rằng "Đa số khách sạn đều mở nhạc ở khu vực kinh doanh, phòng nghỉ thông qua tivi. Trên tivi còn có các kênh âm nhạc, chương trình truyền hình giải trí có sử dụng âm nhạc như chương trình gameshow, giới thiệu tác phẩm, tác giả…
Đây là việc sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm b, khoản 1 điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại khoản 1, điều 23 Nghị định 100/2006.
Khi sử dụng quyền này, khách sạn có nghĩa vụ phải xin phép và trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 3 điều 20 của luật này"
Tuy nhiên, theo phân tích thì dường như việc thu tiền sử dụng bản quyền bài hát của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đang đi sai với tinh thần của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Sử dụng âm nhạc phục vụ khách hàng là điều thường thấy tại những quán cà phê, nhà hàng
Bởi theo Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ có quy định rằng tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, trong đó có biểu diễn tác phẩm trước công chúng phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP mà ông Cẩn nêu cũng đề cập như sau:
"Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Trong khoản này, biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình."
Ngoài ra, theo Khoản 12 Điều 1 Nghị định 85/2011/NĐ-CP có quy định nguyên tắc thanh toán tiền thù lao là việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Từ những quy định pháp luật được đề cập nêu trên, có thể hiểu đối tượng trực tiếp sử dụng và hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng bản quyền bài hát này mới là đối tượng phải nộp tiền bản quyền bài hát, mà trong trường hợp này, chính là nhà đài (đài truyền hình) – bên khai thác, sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm và việc sử dụng tác phẩm âm nhạc của họ là để đảm bảo thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình của mình và để hưởng lợi từ hoạt động quảng cáo.
2. Thu phí bản quyền ở nhà hàng khách sạn, karaoke, cà phê liệu có hợp pháp?
Gần đây, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã nhận được công văn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc chi nhánh phía Nam yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả khi sử dụng âm nhạc trong kinh doanh. Trong đó, có thu cả phí tác quyền âm nhạc đối với phòng ngủ có sử dụng tivi với giá 25.000 đồng/phòng/năm. Tuy nhiên, trước việc thu phí này, đại diện các cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng cho rằng, khoản thu đối với phòng nghỉ có sử dụng tivi. Nhưng theo ý kiến số đông cho rằng “Chỉ có các nhà đài mới biết có sử dụng tác phẩm âm nhạc nào, tác phẩm đó có được tác giả ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc thu phí hay không? Trong khi cơ sở lưu trú đã trả phí sử dụng dịch vụ truyền hình rồi tại sao lại phải trả tiền tác quyền âm nhạc nữa? Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ việc thu phí như vậy có đúng luật không?”
Thu khoán bản quyền bài hát theo thứ trưởng Vương Duy Biên là không đúng
Theo quy định tại khoản 3, Điều 20 về Quyền tài sản và quy định tại Điều 33 về Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung năm 2009 - sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại điều 35 nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định về quyền tác giả thì “Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của tác giả thì cần có sự cho phép hoặc phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận cho tác giả”
Ví dụ:
- Đài truyền hình Việt Nam muốn công bố một một bài hát mới được thu âm của ca sỹ/nhạc sỹ X phải xin phép (được sự đồng ý) và trả thù lao theo thỏa thuận với ca sĩ X.
- Đồng thời những tổ chức, cá nhân khác khai thác lại bài hát này một trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích thương mại hoặc trong hoạt động kinh doanh cũng phải trả thù lao nhưng không phải xin sự chấp thuận của ca sỹ/Nhạc sỹ X
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả nếu được sự ủy quyền hợp pháp của tác giả trong việc thương thảo và thu tiền thù lao thì hoạt động trên là hợp pháp theo quy định của Luật Sở Hữu Trí tuệ. Nghĩa là, nếu chỉ xem tivi đơn thuần thì không phải trả phí nhưng nếu sử dụng tivi để chiếu những chương trình có bản quyền thì phải trả phí cho tác giả.
Điều này rất phổ biến tại các quốc gia phát triển như ở Châu âu kỳ world 2014 tổ chức tại Brazil các quán cafe bóng đá, bãi biển có màn hình lớn muốn phát các trận đấu thì phải trả phí tác quyền cho FIFA nếu không muốn bị kiện.
3. Ý kiến về việc thu phí tác quyền âm nhạc nơi công cộng
Thực tế, việc thu phí tác quyền âm nhạc đã được VCPMC bắt đầu thực hiện từ năm 2002. Đến nay, Trung tâm đã tiến hành thu tiền phí (nhuận bút) tại hàng ngàn quán cà phê, nhà hàng, cơ sở kinh doanh (có sử dụng âm nhạc trong việc kinh doanh) trên cả nước. Tuy nhiên, việc thu phí tác quyền âm nhạc tại các khách sạn, quán cà phê... đang nhận được rất nhiều ý kiến từ những cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ này.
Chủ một quán cà phê tại khu vực phố Bà Triệu (Hà Nội) nêu thắc mắc: “Quán cà phê của tôi không sử dụng nhạc “sống” hay ca sĩ biểu diễn các bài hát nhạc Việt để phục vụ cho khách hàng, như vậy việc bắt tôi đóng phí tác quyền là điều không hợp lý. Giả sử như tôi tổ chức biểu diễn ca nhạc để phục vụ khách hàng, tôi cũng sẽ tự có trách nhiệm phải đi xin cấp phép biểu diễn và xin phép nhạc sĩ sáng tác các bài hát có trong chương trình biểu diễn cho phép được sử dụng. Có chăng, một số bài hát nhạc nền trên truyền hình hoặc đĩa CD (bản gốc) được sử dụng tại quán để phục vụ khách hàng thì tôi cũng đều đã phải mất chi phí cho việc đó, ví dụ như đóng tiền truyền hình, tiền mua đĩa CD để sử dụng. Như vậy tại sao đơn vị thu tiền tác quyền không làm việc với đài truyền hình, hoặc đơn vị phát hành đĩa CD để thu phí tác quyền mà lại tìm tới người sử dụng, là đối tượng đã phải mất tiền cho các dịch vụ đó?!”
Trước đó, ngày 26/5, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với VCPMC về vấn đề thu phí tác quyền âm nhạc khi mở tivi tại các khách sạn ở Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, Cục Bản quyền tác giả đã yêu cầu dừng ngay việc tổ chức thực hiện thu tiền quyền tác giả tại các phòng nghỉ khách sạn cho đến khi VCPMC xác định được tác phẩm âm nhạc được khai thác, sử dụng của tác giả hoặc chủ sở hữu là hội viên của VCPMC. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phải xây dựng biểu mức tiền quyền tác giả/tác phẩm được khai thác, sử dụng; sau đó tiến hành đàm phán để nhận được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Còn nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh vấn đề thu phí tác quyền âm nhạc nơi công cộng
Theo đó, Cục Bản quyền tác giả cho rằng, việc thu phí của VCPMC là đúng với luật lệ Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, VCPMC cần nghiên cứu lộ trình thu phí mới chặt chẽ, phù hợp hơn và thường xuyên báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các hoạt động này.
Trên thực tế, việc thu phí tác quyền đối với các tác phẩm âm nhạc đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Theo quy định của Hiệp hội các nhà soạn nhạc và soạn lời Quốc tế (CISAC) thì những tác phẩm âm nhạc được sử dụng tại những nơi như khách sạn, nhà hàng, quán bar, sảnh chờ, thang máy, nhà ga và một số không gian mở khác thông qua dịch vụ phát thanh, truyền hình được coi là một trong những hoạt động biểu diễn công cộng.
Việc thu phí tại những nơi này hiện đang áp dụng tại nhiều nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore, Malaysia, Australia… với số tiền lên tới hàng tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, để việc thực hiện đạt được những kết quả tốt, phù hợp với lợi ích của các bên liên quan, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cần lắng nghe ý kiến từ phía các chuyên gia và đặc biệt là ý kiến từ phía người sử dụng; qua đó, kết hợp với các cơ quan chức năng xây dựng một lộ trình phù hợp, như vậy việc thu phí tác quyền âm nhạc nơi công cộng mới có thể thực hiện và đi vào cuộc sống.
4. Đăng ký bản quyền âm nhạc ở đâu?
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Tuy nhiên bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đăng ký bản quyền âm nhạc giúp bạn và Thu Âm Việt sẽ giúp bạn ở giai đoạn này. Những tác phẩm bạn có sử dụng dịch vụ tại Thu âm Việt bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn ủy quyền qua trung gian là Thu Âm Việt để đăng ký giúp bạn.
>> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ