Biên tập và chỉnh sửa Audio bằng phần mềm Cubase5 Phần 2

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu cách chỉnh sửa cơ bản với các sự kiện hay đúp thu. Các thao tác này bao gồm: thay đổi tên, thay đổi kích cỡ đúp thu, chia tách, gắn, di chuyển, copy, dán, nhân bản, xóa, to dần, nhỏ dần, automation (tự động hóa), gain, normalize, time stretch, pitch shift... Xử lý audio (Audio processing) trong Cubase tín hiệu không bị ảnh hưởng “non-destructive” do vậy ta có thể khôi phục lại các thao tác đã xử lý để cho dử liệu trở về tình trạng ban đầu.

 Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu cách chỉnh sửa cơ bản với các thao tác này bao gồm: thay đổi tên, thay đổi kích cỡ đúp thu, chia tách, gắn, di chuyển, copy, dán, nhân bản, xóa, to dần, nhỏ dần, automation (tự động hóa), gain, normalize, time stretch, pitch shift... Xử lý audio (Audio processing) trong Cubase tín hiệu không bị ảnh hưởng “non-destructive” do vậy ta có thể khôi phục lại các thao tác đã xử lý để cho dử liệu trở về tình trạng ban đầu. Đó là do cubase có thể chứa nhiều tập tin audio trong cùng một track.

Tải và cài đặt phần mềm Cubase 5 tại đây: https://bitly.com.vn/JrbEI

Xem lại biên tập và chỉnh sửa Audio bằng phần mềm Cubase 5 Phần 1

Xem lại bài 1: Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mêm Cubase5

Xem lại bài 2: Các thao tác thu âm bằng phần mềm Cubase

6. Copy các đúp thu

 Copy các đúp thu giúp cho cộng việc bớt đi nhiều thời gian khi có nhiều đoạn giống nhau trong dự án. Ta lựa chọn các đúp thu bằng công cụ mũi tên. sau đó vào menu Edit – Copy (có thể nhấn tỏ hợp Ctrl+C). Lúc này dữ liệu đã được đưa vào bộ nhớ, nhưng ta sẽ chưa thấy chúng biểu hiện gì trên màn hình. Dữ liệu trong bộ nhớ này sẽ được dán vào đâu là do ta chọn vị trí cần dán. Chẳng hạn ta copy từ ô nhịp 1 đến hết ô nhịp 4, ta cần dán vào ô nhịp thứ 5, do vậy ta đặt vị trí trỏ chuột vào đầu ô nhịp thứ 5 và vào menu Edit – Paste hoặc nhấn Ctrl+V. Tất nhiên ta cần lưu ý chọn track muốn paste, nếu không dữ liệu có thể bị paste nhầm sang track khác.

 Một cách khác để copy và paste đơn giản hơn như sau: - Chọn dữ liệu cần copy bằng công cụ mũi tên. - Giữ phím Alt và nhấn, giữ và rê đúp vừa chọn đến vị trí thời gian mong muốn. Sau đó thả chuột ra.

 Để nhân bản các đúp thu thành nhiều đúp phía sau, trên cùng một track, ta có thể sử dụng chức năng nhân bản (Duplicate) như đã miêu tả ở phần trước. Rê chuột vào vùng trống và kéo để chọn những đúp muốn nhân bản. sử dụng tổ hợp phím Ctrl+D để nhân bản những đúp mà mình đã chọn. Muốn nhân bản bao nhiêu lần ta chỉ việc nhấn bấy nhiêu lần tổ hợp phím này. Chúng ta cũng có thể sử dụng chức năng lặp lại (repeat). Đầu tiên chọn đúp thu cần lặp lại bằng công cụ mũi tên. Sau đó vào menu Edit – Repeat (hoặc tổ hợp Ctrl+K). Chương trình hiện bảng hỏi ta muốn nhắc lại bao nhiêu lần:

 Nhập số lần nhắc lại vào ô “Coun”. Trong bảng có ô chọn “Shared Copies” để kết nối các đúp nhắc lại với nhau. Chẳng hạn nếu ta nhắc lại 5 lần đúp thu, và khi ta chỉnh sửa đúp thứ nhất thì 5 đúp thu sau sẽ tự động được sửa theo.

7.  Làm câm tạm thời từng đúp thu

 Việc này sẽ giúp ta tạm thời làm câm các đúp thu mà ta không cần nghe. Ta có thể chỉ làm câm một đúp nào đó trong track thu trong khi các đúp khác vẫn hoạt động. Để làm được điều này ta chọn công cụ (Mute) hình dấu nhân trên thanh công cụ.

Nhấn chuột vào đúp nào không muốn nghe.

Khi muốn nghe trở lại, ta chỉ việc chọn công cụ Mute và nhấn lại vào đúp đó. Nếu ta chọn công cụ này và rê chuột lên nhiều đúp thu khác thì tất cả các đúp thu mà ta chọn sẽ bị câm.

8.  Xóa đúp thu

Để xóa đúp thu ta chọn công cụ hình cục tẩy (Erase) và nhấn vào đúp cần xóa.

9.  To dần, nhỏ dần từng đúp

Hãy để ý đến hình tam giác nhỏ màu xanh trên góc phải và trái của từng đúp thu khi ta nhấn chuột vào. Chọn công cụ mũi tên sau đó nhấn chuột vào hình tam giác nhỏ bên phải rồi rê ngược lên trên ta sẽ làm cho đúp thu này nhỏ dần (fade out).

Để làm hiệu ứng to dần(fade in), ta nhấn và kéo điểm bên trái ra phía sau.

Để chỉnh chi tiết thêm về to dần và nhỏ dần, ta nhấn đúp chuột vào chỗ vừa kéo nhỏ dần và chỉnh độ nhỏ dần trong bảng hiện ra

10. Chỉnh âm lượng từng đúp thu

 Để chỉnh được âm lượng chung của đúp thu, ta sử dụng công cụ mũi tên và đưa chuột vào điểm giữa của đúp thu, noi có hình ô vuông màu xanh, và kéo lên hay xuống để thay đổi âm lượng.

 Cách khác để chỉnh âm lượng chi tiết, ta chọn đúp thu đó rồi vào menu Audio-Process-Envelope. Sau đó nhấn từng điểm và điều chỉnh sơ đồ âm lượng chi tiết. Cuối cùng nhấn nút Process để bắt đầu xử lý.

 Khi xử lý dữ liệu audio, ta còn có thể sử dụng Normalize để tăng âm lượng cực đại. Normalizer tăng âm lượng lên đến 0dB hay -1dB tùy theo sự lựa chọn của chúng ta. Khi normalizer, âm lượng được kích lên to hết cỡ nhưng đồng thời không bị vỡ tín hiệu, đặc biệt ở những đoạn mà đầu vào tín hiệu khi thu bị quá nhỏ. Lưu ý tính năng này sẽ xử lý đoạn audio ảnh hưởng một cách trực tiếp và nếu ta xử lý nhiều lần, tín hiệu sẽ bị suy giảm nhiều. Do vậy cần thận trọng khi xử lý và khi thật chắc chắn về kết quả ta mới sử dụng. Khi dùng tính năng này, ta có thể áp dụng cho tất cả đúp thu hay chỉ một khu vực nào đó. Để chọn khu vực cần xử lý, ta dùng công cụ chọn Range Selection.

Nhấn giữ chuột và rê để chọn khu vực cần xử lý trên đúp thu:

Vào menu Audio-Process-Normalize

Điều chỉnh âm lượng cực đại trong bảng Normalize, thông thường để từ -3 đến 0dB. Cuối cùng nhấn Process để xử  lý. Nếu muốn nghe trước hiệu quả âm thanh, ta nhấn Preview.

 Đối với những đoạn âm thanh khi chưa có tín hiệu và, chỉ có tiếng ồn, thì ta có thể cho đoạn đó im lặng bằng chức năng Silent. Chọn khu vực xử lý như trên rồi vào menu Audio-Process-Silent.

 Nếu đúp thu được copy hay nhân bản nhiều lần thì Cubase sẽ hiện bảng hỏi xem ta xử lý riêng đúp này hay xử lý tất cả các đoạn giống như đúp nhày mà ta đã nhân bản trước đó. Nếu đồng ý ta chon Continue, nếu không đồng ý và chỉ muốn im lặng đúp này, ta nhấn New Version để tạo một tập tin audio mới.

 Hiệu quả cuối cùng sẽ như sau:

 Ngoài ra, ta còn có thể dùng chức năng Gain để tăng hay giảm tín hiệu âm lượng của đúp thu. Chọn khu vực bằng công cụ Range Selection như các thao tác trên, sau đó vào menu Audio-Process-Gain.

Khi bảng điều chỉnh tín hiệu hiện ra ta điều chỉnh tín hiệu bằng các nút hình tam giác nhỏ đến mức độ mong muốn, rồi nhấn Process.

11. Lọc tiếng ồn, tiếng xì

 Tính năng này sẽ quét xem có đoạn nào tín hiệu ở dưới ngưỡng cho phép thì sẽ thay thế nó bằng sự im lặng. Chức năng này gọi là Noise Gate. Nó hoạt động như một cánh cổng, khi tín hiệu ở dưới ngưỡng, cổng sẽ đóng lại. Khi tín hiệu ở trên ngưỡng thì cổng mở ra. Nó hữu ích khi ta có một tiếng ồn nền như tiếng quạt, tiếng kêu của máy tính... và muốn lọc bỏ nó đi. Khi chọn khu vực muốn lọc và vào menu Audio-Process-Noise Gate sẽ ra bảng với các thông số như sau:

  • Threshold: Ngưỡng mà tín hiệu thấp hơn đó đều bị lọc bỏ.
  • Attack Time: Thời gian mà cổng mở hết cỡ sau khi tín hiệu âm thanh vượt qua ngưỡng.
  • Min. Opening Time: Đây là thời gian ngắn nhất của cổng khi mở. Nếu ta thấy cổng mở và đóng lại quá nhiều và thấy tín hiệu sau khi xử lý bị biến đổi liên tục thì ta tăng giá trị này lên.
  • Release Time: Đây là thời gian cho cổng đóng lại hoàn toàn sau khi tín hiệu thấp hơn ngưỡng.

12.  Tính năng đảo chiều Stereo (Stereo Flip)

 Tính năng này chỉ hoạt động với các tập tin hay tack thu Stereo mà thôi. Chọn khu vực muốn xử lý và vào menu Audio-Process-Stereo Flip.

Nó điều khiển các rãnh stereo theo các thông số ta đặt.

  • Flip Left-Right: Đảo kênh phải và trái.
  • Left to Stereo: Copy kênh trái sang kênh phải.
  • Right to Stereo: Copy kênh phải sang kênh trái.
  • Merge: Hợp nhất, trộn hai kênh lại làm một để tạo ra âm thanh mono.
  • Subtract: Loại trừ tín hiệu kênh bên trái hay bên trái. Hiệu ứng này tương tự hiệu ứng Karaoke, giúp ta chọn kênh nhạc và tắt kênh hát trong bản nhạc karaoke.

13.  Co giãn tốc độ

 Tính năng này cho phép ta thay đổi tốc độ của đúp thu. Chọn khu vực muốn xử lý và vào menu 6.13. Co giãn tốc độ Tính năng này cho phép ta thay đổi tốc độ của đúp thu. Chọn khu vực muốn xử lý và vào menu Audio-Process-Time Stretch.

 Ta nhập số tempo gốc vào ô “Original Length” và nhập tempo muốn thay đổi vào ô “Resulting Length” và nhấn “Process”. Ví dụ trên thay đổi tempo từ 120 xuống 100. Khi thay đổi tốc độ ta lưu lý, nếu thay đổi quá nhiều, chất lượng sẽ giảm xuống đáng kể. Hãy chọn thuật toán phù hợp với dữ liệu ta định xử lý. Nếu thay đổi tempo đúp hát, ta chọn Vocal, nếu thay đổi tốc độ kênh trống, ta chọn Drums... trong ô Preset.

HẾT PHẦN 2

<<--- Xem lại bài trước                                                                                                                        Xem bài tiếp theo --->

Xem thêm:

Tải và cài đặt phần mềm Cubase 5 tại đây: https://bitly.com.vn/JrbEI

Xem lại biên tập và chỉnh sửa Audio bằng phần mềm Cubase 5 Phần 1

Xem lại bài 1: Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mêm Cubase5

Xem lại bài 2: Các thao tác thu âm bằng phần mềm Cubase

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Niềm đam mê âm nhạc của một doanh nhân thành đạt là thế nào

Niềm đam mê âm nhạc của một doanh nhân thành đạt là thế nào

Âm nhạc như là hơi thở của cuộc sống. Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ của mình trong cuộc sống. Mang đến sự thành công của một doanh nhân - m nhạc như là những người bạn đồng hành cùng chia sẻ niềm vui cùng họ

TOP 4 quyển sách dạy hòa âm phối khí tốt nhất không xem tiếc cả đời

TOP 4 quyển sách dạy hòa âm phối khí tốt nhất không xem tiếc cả đời

Bạn đang muốn trở thành một Producer chuyên nghiệp nhưng chưa biết nên làm gì trước tiên. Hôm nay hãy cùng Thu Âm VIệt tìm hiểu TOP 4 Những quyển sách dạy hòa âm phối khí hay nhất và cùng chia sẻ các phương pháp hiệu quả trong việc học tập hòa âm phối khí và ký xướng âm nhé.

Cách tạo intro guitar cực hay cho sáng tác ca khúc

Cách tạo intro guitar cực hay cho sáng tác ca khúc

Để tạo intro hay chúng ta cần có kiến thức căn bản về nhạc lý và biết cách vận dụng kiến thức cơ bản cũng như mở rộng cho mỗi bài. Có rất nhiều cách để tạo intro guitar đơn giản mà vô cùng hấp dẫn.

Có nên sáng tác nhạc quảng cáo cho sản phẩm mới của công ty

Có nên sáng tác nhạc quảng cáo cho sản phẩm mới của công ty

Âm nhạc là liều thuốc thần kỳ mà nếu nhà làm marketing nào biết sử dụng đúng thời gian, ngữ cảnh, định vị thương hiệu sẽ tạo nên sự kết nối diệu kỳ với người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết nên hay không quảng cáo sản phẩm bằng âm nhạc

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!