13 Cách Làm Thanh Giọng hiệu quả trước khi hát
Nếu bạn sắp có một buổi biểu diễn ca nhạc hay thu âm nhạc và đang tìm cách làm thanh giọng để trước khi hát? Bạn đang chuẩn bị phải hát trước đám đông người nhưng không tự tin vào giọng hát của mình.
13 Cách Làm Thanh Giọng Trước Khi Hát Đơn Giản
Bạn có thể kết hợp được nhiều cách với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhấtrước khi hát. Thì những phương pháp dưới đây được chúng tôi tham khảo, tổng hợp ý kiến từ rất nhiêu chuyên gia thanh giọng. Từ đó bạn có thể hoàn toàn dễ dàng áp dụng những phương pháp nào dưới đây để có thể tập luyện cho giọng hát của mình trở nên thanh hơn và tự tin nhất.
1. Thở bằng cơ hoành
Cơ hoành là một trong những bộ phận rất quan trọng trong việc điều tiết hơi thở để giúp chúng ta hát hay hơn. Với việc luyện tập nhịp thở bằng cơ hoành thay vì luyện tập lấy hơi bằng mũi là một cách luyện thanh rất cơ bản.
2. Giữ lưng thẳng và thả lỏng các cơ
Với cách ngồi này là một cách tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng và cần thiết để có thể giữ giọng trở nên hay nhất. Với việc làm này sẽ giúp cho luồng hơi được lưu thông một cách dễ dàng và từ đó giúp cho âm thanh được phát ra một cách tự nhiên nhất có thể. Và cố gắng để thả lỏng cơ bụng, dùng ngón tay đặt lên thanh quản và lay nhẹ phải - trái giúp thư giãn dây thanh quản được tốt nhất. Với cách ngồi này không chỉ giúp ích cho việc lưu thông khi hít thở mà cũng tập cho ta một thói quen giúp lưng chúng ta trở nên thẳng thớm và đầy tự tin trên sân khấu hay ngồi nói chuyện với đối tác, ...
3. Hát ca khúc phù hợp với quãng giọng
Trước khi hát hay tập những nốt trong nhạc như do, re, mi, ... Chúng ta cần xác định được quãng giọng của bạn để chọn một bài hát sao cho phù hợp nhất cho bản thân. Một bài hát hay và hoàn thiện nhất khi biết cách điều chỉnh đúng với quãng giọng của người hát. Khi mà lựa chọn được phù hợp với chất giọng của mình thì chúng ta cảm giác rất tự tin và tỏa sáng nhất trên khắp mọi nơi.
4. Khởi động trước khi hát
Cũng giống như một vận động viên trước khi bước lên sàng thi đấu thì cần khởi động cơ bắp, giảng cơ thì ca sĩ cũng thế, trước khi lên biểu diễn cũng cần được “khởi động” giọng. Bạn có thể thử nhiều cách khác nhau mà đem lại hiệu quả tốt nhất như “chạy nốt”, ngân nga một giai điệu hay áp dụng phương pháp rung môi và lưỡi,... để có thể tự tin nhất trước khi hát. Với cách luyện tập này đã giúp rất nhiều ca sĩ hát hay hơn như chúng ta cũng có thể thấy lúc trước Chipu cũng đã truyền tải lại những cách mà cô đã sử dụng để tập luyện để có thể hát được hay hơn và cao hơn.
5. Tập xướng âm
Nếu có thể, bạn hãy tập cùng với một chiếc đàn piano hoặc organ với các nốt nhạc từ thấp đến cao dần. Còn không, bạn cũng có thể hoàn toàn tập “chay”. Với cách tập này giúp cho bạn có thể cảm nhận được tốt để có thể hát một cách tự tin nhất. Như chúng ta đã thấy được rất nhiều ca sĩ đều có một cái cảm âm rất tốt nên mọi có thể dễ dàng bắt nhịp một cách dễ dàng mặc dù bài hát ấy chưa nghe bao giờ.
6. Thả lỏng xương hàm
Hãy mát xa xương hàm bằng cách ấn và xoa nhẹ phần xương hàm theo chiều kim đồng hồ. Không nên gồng cứng cổ họng hay dùng lực quá mạnh lên xương hàm mà phải thả lỏng một cách thư giãn nhất. Với cách này chúng ta c ó thể mở rộng được khuôn miệng của mình để hát cao hơn và âm thanh phát ra nội lực hơn, dầy hơn.
7. Luyện cho cơ thể quen dần với việc hát nốt cao
Bạn đã bao giờ hay đã từng nghe đến kỹ thuật “nâng bụng dưới”? Đây là một kỹ thuật rất quen thuộc với rất nhiều ca sĩ chuyên nghiệp hay áp dụng để giúp cho những nốt cao được phát âm một cách đẹp hơn, không bị “căng” và “rướn”.
8. Chú ý uống đúng nước trước khi hát
Chúng ta không được uống nước quá lạnh hay quá nóng. Mà nên uống một cốc nước lọc ở nhiệt độ vừa phải có tác dụng giúp cho cổ họng không bị khô. Và đặc biệt, hãy tránh xa nước có gas, nước ngọt hoặc các đồ uống có chứa caffein hay có chất kích thích để không bị “xước” giọng nhé!
9. Không nên ép giọng của mình quá mức
Đừng cố gắng hát một cách liên tục quá 3 quãng tám. Và cũng đừng ép bản thân hát những nốt quá cao so với chất giọng của mình. Chỉ có các bài tập hơi thở và luyện thanh đúng cách trong một thời gian dài thì lúc đó mới có thể khiến bạn mở rộng quãng giọng của mình để hát được những nốt cao hơn theo ý mình mong muốn.
10. Tạo những âm thanh “kỳ lạ”
Tạo tiếng còi xe hú hay tiếng hú là một cách luyện giọng rất độc đáo được không ít diva sử dụng trước khi hát. Hoặc bạn có thể tập vài câu nói “léo lưỡi” rèn tính linh hoạt khi phát âm như “lúa nếp là lúa nếp làng, …. Với cách sử dụng này bạn có thể áp dụng vào khi hát khi mình muốn tạo điểm nhấn cho bài hát khi những lúc lên cao như một số ca sĩ đã từng làm như ca sĩ Thu Minh, Trúc Nhân, ...
11. Giấc ngủ phải đủ trước ngày hát hay thu âm
Một giấc ngủ đủ giấc luôn luôn sẽ giúp cho bạn có một tinh thần sảng khoái cũng như làm thư giãn vùng, cổ họng, thanh quản. Hãy luôn chú ý và giữ gìn chế độ sinh hoạt hợp lý để có một chất giọng khỏe mạnh nhé.
12. Ăn uống đầy đủ trước giờ hát, thu âm
“Có thực mới vực được đạo”! Một chiếc bụng với trạng thái “biểu tình” vì đói sẽ khiến bạn bị phân tâm và khó khăn khi bạn lên những nốt cao, giọng hát bị run, yếu. Khi bạn mà ăn đủ no thì bạn mới có được một năng lượng tích cực nhất cho một ngày dài năng động. Vì thế, chú ý ăn uống một cách đầy đủ cũng là một lưu ý quan trọng trước khi hát.
13. Luyện thanh trước ít nhất 2 tiếng
Không nên la hét, cười nói lớn trước khi hát để đảm bảo một giọng hát ở trạng thái ổn định nhất, tránh làm bị hụt hơi, thậm chí là mất giọng. và chúng ta cũng đã thấy một số người hay những người xung quanh cũng thế khi la hét qua to khiên cho bị mất giọng hay cố hát qua to làm cho cổ họng bị đâu rát và khó chịu. Thay vào đó, hãy dành một khoản thời gian luyện thanh để dây thanh quản dần dần thích nghi với việc co dãn.
Những Lưu Ý Khi Luyện Thanh Giọng Tại Nhà
Khi luyện thanh giọng tại nhà, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc nhất định giúp việc luyện tập trở nên nhanh chóng và hiệu quả cũng như tránh được một số tình huống xấu “mất giọng” ngoài mong muốn:
- Không nên luyện tập thanh giọng khi bạn quá mệt mỏi, gặp một số chứng bệnh về cổ họng như ho, khàn cổ, viêm họng, khàn cổ,v.v..
- Khi luyện tập thanh giọng tại nhà cần chú ý đến những hàng xóm xung quanh, cần phải tôn trọng đến không gian riêng tư của người khác.
- Nên có bạn bè cùng tập luyện thanh giọng để có có thể phát hiện ra những lỗi chưa được và hỗ trợ nhau tiến bộ hơn.
- Bạn cần luyện thanh giọng hằng ngày và thường xuyên, tạo thói quen chủ động giúp giọng hát của bạn dần dần thay đổi.
- Nếu bạn hát không giống như một giọng ca sĩ nào đó, đừng nản chí! Bởi vì các bài hát audio đã đều được xử lý qua công nghệ để cân bằng âm nên bạn khó bắt chước đúng. Hãy hát đúng với chất giọng của mình!
Tổng Kết
Trên đây là 13 cách luyện tập giúp làm thanh giọng trước khi hát mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn dù bạn chuẩn bị hát trên sân khấu lớn/nhỏ, trong phòng trà, chủng bị thu âm ca khúc hay biểu diễn ca hát văn nghệ ở trường. Đừng quên theo dõi đên các bài viết tiếp theo của Thu Âm Việt để có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!