Blog

Mixing và bàn mixer trong phần mềm cubase 5 Phần 4

22/06/2020

 CUBASE là một trong những phần mềm thu âm và mix nhạc nổi tiếng trên thế giới. Đây là phần mềm chuyên nghiệp sử dụng trong các phòng thu âm mang lại chất lượng tuyệt vời cho bản thu. 

 Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Compression, trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về chức năng Equalizer trong phần mềm Cubase 5.

Tải và cài đặt phần mềm Cubase 5 tại đây: https://bitly.com.vn/JrbEI

1. Giới thiệu về Reverb

 Reverb là sự mô phỏng của một không gian âm thanh cụ thể. Đó có thể là không gian của nhà hát, phòng hòa nhạc, nhà thờ hay một phòng cụ thể. Khi thêm vào một tín hiệu âm thanh, reverb làm cho âm thanh đó vang lên giống như nó xảy ra trong không gian thực tế mà nó mô phỏng. Hiệu ứng Reverb dùng phương pháp Send. Trong cubase đã có sẵn một hiệu ứng vang là RoomWorks SE. Ta sẽ tìm hiểu hiệu ứng này và khi đã có khái niệm, ta sẽ có thể sử dụng nhiều loại reverb khác nhau mà không gặp trở ngại nào. Room Works SE có những thông số sau:

1.1  Pre-delay

Đây là thông số về lượng thời gian trước khi bắt đầu có reverb xảy ra. Nó cho phép ta giả lập không gian rộng hơn bằng cách tăng khoảng thời gian để đến khi có phản xạ đầu tiên tới người nghe.

1.2  Reverb Time ( Decay,RT60)

Thời gian vang tính theo giây.

1.3  Diffusion

 Độ tán xạ của âm thanh.Thông số này ảnh hưởng đến tính chất của đuôi reverb. Thông số diffusion (khuếch tán) càng cao thì âm thanh càng mềm mại, ngược lại khuếch tán ít thì âm thanh sẽ rõ ràng hơn. Điều này mô phỏng sự thay đổi các loại bề mặt trong phòng như gạch, thảm, sàn nhà...

1.4  High Level Amount

 Thông số này ảnh hưởng đến thời gian decay (phân tán hay tan dần) của các tần số cao. Reverb ở chế độ phòng thông thường (Room) mức độ tan dần của âm thanh ở các tần số cao và tần số thấp nhanh hơn là tần số trung. Hạ thấp tỷ lệ phần trăm của tín hiệu sẽ gây ra sự phân tán nhanh hơn ở các tần số cao. Giá trị ở trên 100% sẽ làm cho các tần số cao phân tán lâu hơn các tần số trung âm.

1.5  Low Level Amount

  Thông số này ảnh hưởng đến thời gian phân tán của các tần số thấp. Reverb ở chế độ phòng thông thường (Room) mức độ tan dần của âm thanh ở các tần số cao và tần số thấp nhanh hơn là tần số trung. Hạ thấp tỷ lệ phần trăm của tín hiệu sẽ gây ra sự phân tán nhanh hơn ở các tần số thấp. Giá trị ở trên 100% sẽ làm cho các tần số thấp phân tán lâu hơn các tần số trung âm.

1.6  Mix

 Thông số này xác định mức độ trộn tín hiệu khô (chưa xử lý) và tín hiệu vang (đã qua xử lý). Khi ta chèn hiệu ứng RoomWorks SE vào một kênh FX, ta sẽ để là 100% và khi muốn vang nhiều hay ít, ta chỉnh ở phần Send.

2. Sử dụng reverb trong Cubase

 Để sử dụng Reverb trong cubase ta dùng phương pháp send. Tạo một kênh FX bằng cách vào menu Project – Add track – FX channel. Hoặc có thể nhấn phải chuột vào vùng trống trong khu vực liệt kê rãnh và chọn Add FX channel track. Khi xuất hiện bảng thêm kênh FX, ta nhấn vào ô Effect (nơi có dòng chữ No Effect) và chọn Room Works SE rồi nhấn OK.

Sau khi tạo, kênh FX này sẽ nằm ở dưới dùng của các track thu.

Trong cửa sổ của Room Works SE (nếu không thấy, ta nhấn nút E (Edit Channel Setting) ta nhấn chọn mẫu preset, chẳng hạn là Plate Reverb.

Muốn chỉnh vang ở kênh nào, ta nhấn nút E (Edit Channel Setting) của kênh đó. Trong phần Sends, ta nhấn vào khay đầu tiên và chọn FX 1- RoomWorks SE.

Sau đó kích hoạt nút Send 1 cho sáng lên và chỉnh độ vang bằng cách kéo thanh trượt màu xanh Send Level.

MỘT SỐ HIỆU ỨNG HAY SỬ DỤNG KHÁC

DELAY - Delay là hiệu ứng nhắc lại tín hiệu gốc (khô, không có hiệu ứng) nhưng trễ hơn. Nó được tính bằng thời gian, thời gian mà tín hiệu gốc được lặp lại. Delays có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Delay ngắn có thể vang lên như không gian của một địa điểm nhân tạo. Hiệu quả này tương tự như hai tiếng vang lên ở hai địa điểm gần nhau. Hiệu ứng Delay dài thì dễ nghe hơn và nghe như một hiệu ứng đặc biệt. Ta có thể tạo nhiều hiệu ứng delay liên tiếp, cái sau nhắc lại cái trước. Delay cũng thường được dùng theo phương pháp Send. Nó hay dùng cho hát, guitar...

CHORUS, PHASER và FLANGER - Ngoài ra chúng ta còn có các hiệu ứng hay dùng khác như: Chorus, Phase, Flanger... chúng đều làm cho tín hiệu khô trở nên vang vọng hay xoáy. Thông thường các hiệu ứng này cho phép chỉnh thời gian, độ lặp lại nhiều hay ít.

DISTORTION - Distortion làm cho tín hiệu khô trở nên rè và vang lên như khi tín hiệu được chạy qua khuếch đại âm thanh của guitar ở một âm lược cực lớn.

MODELING - Modeling hoạt động trên nguyên lý giả lập tính chất âm thanh của một âm thanh khác. Chúng ta có thể hiểu một tín hiệu tạo bởi một micro này khi áp dụng hiệu ứng giả lập sẽ vang lên âm thanh của một micro khác. Hoặc đàn guitar khi áp dụng hiệu ứng này sẽ có được chất âm của nhiều loại amply khác nhau và sẽ cho nhiều âm sắc khác nhau.

HẾT PHẦN 4

<--- Xem lại bài trước                                                                                                                   Xem bài tiếp theo -->

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!