Hướng dẫn lắp đặt thiết bị cần thiết cho phòng thu âm chuyên nghiệp
Phải chăng bạn đang là những người đang tham gia các trường nghệ thuật về âm nhạc và xác định đi chuyên sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc mong muốn mở một phòng thu riêng và là một nhà sản xuất âm nhạc đứng sau những bản hit đình đám trên thị trường.
Phải chăng bạn đang là những người đang tham gia các trường nghệ thuật về âm nhạc và xác định đi chuyên sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc mong muốn mở một phòng thu riêng và là một nhà sản xuất âm nhạc đứng sau những bản hit đình đám trên thị trường. Vậy thì hãy để Thu âm Việt sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để thực hiện điều đó nhé !!!!
|
PHÒNG THU ÂM LÀ GÌ?
Phòng thu, hay phòng thu âm là căn phòng chứa các thiết bị hỗ trợ cho công việc ghi lại âm thanh. Kỹ sư âm thanh là người trực tiếp tham gia các công việc trong phòng thu âm. Ngoài việc ghi lại âm thanh, việc xử lý hậu kỳ âm thanh đã thu được hay hòa trộn nó với các loại âm thanh khác theo các ý đồ khác nhau cũng là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của phòng thu.
- Phòng thu độc lập của một nghệ sĩ được gọi là phòng thu dự án, hoặc phòng thu tại nhà.
- Phòng thu hoạt động âm nhạc dưới một công ty truyền thông được gọi là Hãng Thu Âm.
Hình ảnh phòng thu âm Thu âm Việt
CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN CẦN THIẾT CHO PHÒNG THU ÂM
Thông thường, một phòng thu chuyên nghiệp tại nhà sẽ cần những thiết bị sau:
- Máy tính và các phần mềm làm nhạc
- Micro thu âm
- Loa kiểm âm
- Tai nghe kiểm âm
- Audio Interface
- Midi Controller
- Vật liệu cách âm, tiêu âm
- Các loại thiết bị khác
1. Máy tính và các phần mềm làm nhạc
Trong các phòng thu âm, máy tính cùng với các phần mềm làm nhạc sẽ thực hiện các chức năng như:
- Thu âm từ giọng hát, hay các loại nhạc cụ
- Viết nhạc, phối khí
- Mix nhạc: chèn hiệu ứng, cắt ghép, chỉnh sửa âm thanh
- Làm Audio Mastering
- Ghi bản nhạc ra đĩa CD/DVD hoặc các thiết bị lưu trữ khác.
Tiêu chí chọn máy tính luôn là: cấu hình càng khủng càng tốt. Tuy vậy, bạn cũng cần căn cứ vào khả năng tài chính của mình để lựa chọn chiếc máy tính phù hợp nhất và phân phối tài chính cho các thiết bị khác. Nếu bạn không phải là người rành về phần cứng, hay nhờ một người có kinh nghiệp tư vấn giúp để lựa chọn cấu hình máy tốt nhất, bền nhất trong mức chi phí cho phép.
Phần mềm Cubase là phần mềm thu âm mix nhạc rất phổ biến hiện nay
2. Micro thu âm
Mic thu âm là thiết bị quan trọng trong bộ thu âm tại nhà, có tác dụng thu âm thanh từ giọng hát, nhạc cụ,… vào máy tính. Có 3 loại micro chính được sử dụng trong phòng thu: Dynamic, Condenser, và Ribbon, mỗi loại mic này đều có ưu điểm riêng. Tuy vậy, Microphone Consider vẫn là loại phổ biến nhất trong các phòng thu bởi thiết kế bắt mắt, khả năng thu âm nhạy và mức giá hợp lý.
Micro có vai trò quan trọng đối với chất lượng bài hát
3. Loa kiểm âm phòng thu
Loa kiểm âm (Audio Monitor) là thiết bị không thể thiếu trong bộ thu âm tại nhà, có vai trò chính là kiểm tra âm thanh. Các dòng loa kiểm âm luôn được thiết kế để giữ chất lượng âm thanh gốc của bản mix nhất thay vì tạo ấn tượng tốt nhất với tai người nghe. Nhiều người ví loa kiểm âm giống như đôi tai thứ 2 của các kỹ thuật viên phòng thu bởi nó giúp người nghe phát hiện được các vấn đề trong bản mix, từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất.
4. Tai nghe kiểm âm
Tai nghe kiểm âm có chức năng cũng tương tự như loa kiểm âm. Mặc dù vậy, trong bộ thiết bị thu âm tại nhà, bạn vẫn nên trang bị một chiếc tai nghe kiểm âm bởi trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như ca sĩ muốn nghe nhạc nhạc nền hay nghe chính âm thanh họ hát khi đang thu âm, hoặc các kỹ thuật viên âm thanh cần kiểm tra bản mix thì chiếc tai nghe kiểm âm sẽ tốt hơn loa kiểm âm.
Có 2 dòng tai nghe kiểm âm chính:
- Closed-Back Headphone: được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm, ngăn không cho âm thanh lọt ra ngoài để tránh ảnh hưởng tới bản mix và thường được thiết kế chùm kín tai. Loại tai nghe này thường được dùng cho các ca sĩ đang thu âm.
- Open-Back Headphone: được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng lại không cách lý âm thanh tốt, vì vậy dễ để lọt âm thanh ra ngoài. Loại tai nghe này thường đắt hơn so Closed-Back Headphone và thường được các kỹ thuật âm thanh sử dụng khi mixing hoặc mastering.
5. Audio interface
Audio interface (hay nhiều người vẫn gọi là Sound Card thu âm) là một thiết bị ngoại vi, dùng để kết nối các cổng âm thanh với máy tính, có chức năng đưa các tín hiệu âm thanh từ giọng hát, nhạc cụ vào máy tính và đưa tín hiệu âm thanh từ máy tính ra hệ thống loa.
6. Midi controller
Trong bộ thu âm tại nhà, Midi Keyboard controller cũng là một thiết bị rất quan trọng vừa cực kỳ hữu ích cho phép bạn có thể dễ dàng điều khiển hầu như mọi phần mềm làm nhạc trên máy tính. Đây là những thiết bị dạng phím synth-style hay piano, và có thêm các núm, nút bấm và nút gạt. Hầu hết các keyboard controller đều không có khả năng tự tạp ra âm thanh nhưng hầu hết các phần mềm và thiết bị giải lập nhạc cụ đều sẽ đọc được dữ liệu từ midi controller và phát ra âm thanh thông qua các thiết bị khác.
7. Vật liệu tiêu âm
Để bản mix của bạn trở nên tốt hơn thì chắc chắn không thể thiếu các vật liệu tiêu âm cho phòng thu. Những vật liệu này giúp bạn có thể kiểm soát tốt hơn các đặc tính âm học của phòng thu, nhờ vậy bạn có thể thu âm tốt hơn, âm thanh trung thực, sắc nét hơn khá nhiều. Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư và bố trí các tấm thu âm hợp lý cho phòng thu của mình.
Trong bài viết hướng dẫn lần này, tôi đã cho bạn một hệ thống kiến thức về các thiết bị thu âm và kèm theo các bài viết chi tiết mà bạn có thể tìm hiểu thêm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại ngần mà liên hệ vào số hotline 093 847 6979 nhé !! |
Ngoài ra Thu âm Việt còn có các khóa dạy thu âm- mix nhạc; khóa dạy hòa âm phối khí; khóa dạy sáng tác nhạc.
Còn tiếp phần 2 --->
Xem thêm dịch vụ
>> Khóa Học Dạy Thu Âm Mix Nhạc Chuyên Nghiệp TP.HCM
>> Khóa Học Hòa Âm Phối Khí Chuyên Nghiệp TPHCM
>> Dịch vụ Phòng thu âm giá rẻ TPHCM