Hướng dẫn bạn cách viết bài hát phổ thơ hay như nhạc sĩ sáng tác nhạc
Thơ gợi cảm hứng lớn, được chuyển hoá từ đường nét, tiết tấu, giọng điệu để trở thành đường nét, tiết tấu của âm nhạc. Bằng sự sáng tạo nghệ thuật chúng ta sẽ cùng học cách trở thành nhạc sĩ phổ nhạc cho các bài thơ hiện thực hoá giấc mơ âm nhạc của mình.
1. Đầu tiên phải chọn một chủ đề bạn muốn viết
Chọn một chủ đề hoặc ý tưởng cụ thể. Bạn có thể bắt đầu phổ nhạc bằng việc tập trung vào một ý tưởng hay chủ đề cụ thể mà bạn say mê hoặc thích thú. Bằng cách chọn ra một chủ đề cũng như ý tưởng cụ thể, bạn sẽ tạo nên một bài hát có mục tiêu hoặc ý định rõ ràng. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thu hẹp phạm vi hình ảnh và cách diễn tả mà bạn muốn dùng trong bài hát.
- Giả sử như bạn quyết định sáng tác bài hát về chủ đề “tình yêu và tình bạn”. Bạn sẽ chiêm nghiệm về những khoảnh khắc cụ thể về tình yêu và tình bạn mà bạn đã trải qua trong cuộc sống của mình, cũng như quan niệm về tình yêu và tình bạn của bạn dựa trên những mối quan hệ của bạn với người khác.
- Cố gắng chọn chủ đề hay ý tưởng thật cụ thể để tránh gây cảm giác mơ hồ hay không rõ ràng cho người đọc. Ví dụ, thay vì chọn chủ đề “sự mất mát” chung chung, bạn nên chọn nội dung cụ thể hơn, chẳng hạn như “nỗi đau mất con” hay “đánh mất một người bạn thân”.
Chọn chủ đề bạn muốn viết là bước quan trọng nhất để có bài hát phổ từ thơ hay
2. Chọn bài thơ phù hợp để phổ nhạc
Có rất nhiều lựa chọn cho bạn: bài thơ ngắn như haiku (bài cú - thể thơ nhật), cinquain (thơ ngũ ngôn, mỗi dòng có quy tắc riêng), hay shape poem (thơ tạo hình). Bạn có thể chọn dạo chơi cùng các thể thơ đơn giản hoặc tìm sự thú vị khi thử thách bản thân với một cấu trúc thơ khó nhằn.
Ngoài ra, nếu muốn sáng tác một bài hát mang đến tiếng cười, thể thơ dí dỏm và hài hước như ngũ ngôn vui (limetrick) cũng là một lựa chọn. Ngoài ra, những thể loại trữ tình hơn như sonnet, ballad hay rhyming couplet có thể giúp bạn tạo nên một bài hát xúc động và lãng mạn.
Sau đó bạn sẽ lựa chọn nội dung thơ phù hợp với chủ đề bạn muốn phổ nhạc, như thơ Xuân Quỳnh hay Xuân Diệu về trữ tình. Hay các bài thơ về cách mạng của tác giả Trần Tiến,...
3. Thiết lập giai điệu cơ bản trên đàn piano hoặc ghi-ta
Ngay cả khi bạn không có ý định sử dụng những nhạc cụ này cho bài hát của bạn, bạn cũng có thể dễ dàng thử nghiệm chúng để phát triển giai điệu. Bắt đầu với các hợp âm thông thường, chẳng hạn như G, A, C, D, E và F. Hãy ghi nhớ chủ đề bài hát mà bạn định viết và quyết định chọn một hợp âm mà bạn cảm thấy có thể truyền tải điều đó.
Thiết lập những giai điệu đầu tiên trên các nhạc cụ âm nhạc ghi-ta hoặc piano
4. Phát triển giai điệu bằng cách sử dụng âm giai trưởng và âm giai thứ
Sử dụng âm giai với phím được chọn để truyền tải tâm trạng mà bạn đang muốn bày tỏ. Thử nghiệm với các giai điệu khác nhau cho đến khi tìm ra đúng giai điệu phù hợp với bài hát của bạn. Điệu trưởng thường thiên về niềm vui, lạc quan hoặc tràn đầy năng lượng. Điệu thứ thường chứa đựng nỗi sầu muộn hoặc cảm xúc.
- Ví dụ, Rê thứ thường được xem là điệu buồn nhất.
- Đô trưởng là một trong những điệu vui vẻ nhất.
- Tùy thuộc vào chủ đề bài hát, bạn có thể chuyển đổi giữa các điệu trưởng và điệu thứ để truyền tải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
5. Tận dụng sự giúp đỡ với một đồng tác giả nếu bạn cần hỗ trợ để viết nhạc
Nếu bạn đang mường tượng các yếu tố cho bài hát và nhận ra mình không thể tự sáng tác, hãy cân nhắc nhờ một người thạo nhạc tham gia cùng bạn trong quá trình viết nhạc. Bạn có thể nói rõ chủ đề, giai điệu và lời nhạc bạn dự định sử dụng cho bài hát của mình, sau đó làm việc với bạn mình để chuyển những ý tưởng đó thành âm nhạc.
6. Thử nghiệm với phần mềm âm nhạc để soạn nhạc.
Đừng để việc không biết chơi nhạc cụ ngăn cản bạn viết nhạc. Nhiều người thường sử dụng phần mềm âm nhạc để viết nhạc, đặc biệt là các nghệ sĩ nhạc điện tử. Phần mềm chứa sẵn hàng ngàn âm thanh được thu âm trước như tiếng trống, bass, các hợp âm, và giai điệu, cho phép bạn điều khiển và kết hợp chúng theo vô vàn cách khác nhau để tạo ra những bài hát của riêng bạn
> Top 6 phần mềm dạy cách sáng tác nhạc hay nhất trên điện thoại
7. Lưu ý nhỏ để bài hát được phổ từ thơ hay hơn
Trong phổ nhạc thơ lục bát thì khó nhất là khó thoát khỏi nhịp điệu có sẵn của thể thơ này bởi vậy nhạc sĩ Phạm Duy đã trả lời rằng “Nếu phổ thơ mà cứ theo tiết tấu có sẵn của thơ lục bát thì vô duyên quá, mình phải sửa lại thôi. Mỗi bài tôi lại sửa theo cách khác nhau, có “xảo thuật” để thổi vào đó một hơi thở mới. Ví dụ như bài “Tiếng sáo Thiên Thai” mà tôi soạn vào năm 1952. Phổ nhạc bài này, tôi đã bắt thơ phải chạy theo nhạc, tức là đặt quy tắc nhạc lên trên thơ. Những câu thơ của Thế Lữ không còn là thơ lục bát nữa và được sắp đặt lại để có được một âm điệu thích hợp.”
Với phổ thơ thì dễ hơn một chút vì có sẵn lời rồi, dù lời có thay đổi đi, nhưng ý thì có sẵn rồi. Còn nếu viết cả ca từ thì có khi mình sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn. Soạn ca khúc thì phải thăng hoa nó lên, nghĩa là phải làm sao cho cả hai phần nhạc và lời càng ngày càng tiến bộ.
Thỏa sức đam mê âm nhạc và làm nhạc sĩ của bạn một cách dễ nhất như cách mà Thu Âm Việt đã bật mí trong bài viết trên nhé.