Blog

Tổng hợp những bài thơ hay kinh điển được phổ nhạc

07/05/2021
Có lẽ nghe nhạc thôi chưa đủ mà những người đam mê âm nhạc còn muốn tìm đến nguyên tác tìm đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ, để rồi đặt mình vào đó mới thấy được lời hay ý đẹp của những vần thơ bất diệt với thời gian.

1. Bài hát Thuyền và Biển (Thơ Xuân Quỳnh, Thanh Trang phổ nhạc)

Tình yêu là khát vọng muôn đời. Có bao thi nhân trăn trở với cuộc tình thì có bấy dòng thơ mang hơi thở tình yêu. Đọc thi phẩm Thuyền và biển của Xuân Quỳnh, ắt hẳn người đọc sẽ cảm nhận được những tâm sự, khát khao hạnh phúc, những trăn trở âu lo... trong tình yêu.

Hãy lắng nghe Xuân Quỳnh kể anh nghe: “Chuyện con thuyền và biển”. Xưa nay, thuyền, biển, sóng...vốn được thơ ca dành nói nhiều về tình yêu. Xuyên suốt bài thơ Thuyền và biển cũng là hình tượng thuyền, biển. Phải chăng, bởi ở chúng lấp lánh sắc màu tình yêu? Nơi đó, biển bao la sóng vỗ, còn con thuyền bơi giữa muôn trùng.

Bài hát Thuyền và biển được Bảo Yến trình bày

2. Bài hát Tây Tiến (Thơ Quang Dũng, Phạm Duy phổ nhạc)

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng được in trong tập “ Mây đầu ô” xuất bản năm 1968. Bài thơ được nuôi dưỡng và khơi nguồn cảm hứng từ “ nỗi nhớ” của chính tác giả. Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp và sống động về hình tượng những người lính mang vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng giữa núi rừng miền Tây hoang sơ, kỳ vĩ và diễm lệ.

Bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng được phổ nhạc

Bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng được phổ nhạc

3. Bài hát Anh còn nợ em (Thơ Phan Thành Tài, Anh Bằng phổ nhạc)

Có lẽ cũng từ nguyên tác bài thơ nên xuyên suốt ca khúc, câu hát Anh còn nợ em đã dẫn dắt người nghe cùng tác giả tìm lại cuộc tình đánh mất còn lẩn khuất nơi nào đó trong trái tim mình…

Ngay từ tựa đề ca khúc đã thu hút sự tò mò vốn có của phái nữ, và dĩ nhiên cũng đoán biết được đây là món nợ tình yêu…

Nhưng, anh còn nợ em những gì để anh mãi hoài vương vấn khi dòng đời đã chia hai người hai lối.

Bài hát Anh còn nợ em - Bảo Yến trình bày

4. Mùa hoa cải (Thơ Nghiêm Thị Hằng, Lê Vinh phổ nhạc)

Về thăm quê trong một buổi chiều mùa Thu nhạt nắng và đi giữa triền đê ngập tràn cỏ may, chân tôi như bị níu kéo bởi sắc màu rực rỡ của những ruộng hoa cải được trồng ở vạt bãi bồi ven sông. Mùa này, cải ven sông đang vào độ khoe sắc, vì vậy ong bướm dập dờn tìm về bởi hương thơm ngào ngạt đầy quyến rũ...Và sau đây chúng ta sẽ cùng đến với mùa hoa cải rực rỡ qua bài hát Mùa Hoa Cải của Bá Thành.

Bài hát Mùa Hoa Cải do Bá Thành trình bày

5. Màu tím hoa sim (Thơ Hữu Loan)

Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt bởi bài thơ được rất nhiều người đồng cảm và phổ nhạc, như Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh, Nguyễn Đặng Mừng, Thu Hồ, Hồng Vân... Có lẽ đây là bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất.

Trong đó bài hát hay nhất có lẽ là  bài được người nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ là bài lột tả được sự sầu thảm xen lẫn nét khí phách của người lính, “Áo anh sứt chỉ đường tà” dưới đôi tay của Phạm Duy không chỉ là một khúc bi ca, nó còn là một bản hùng ca. Đẹp và bi tráng như bao mối tình thê mỹ khác trong giai đoạn khốc liệt nhất của đất nước.

"Áo anh sứt chỉ đường tà, nhạc: cố nhạc sĩ Phạm Duy. Với giọng ca của Thái Thanh"

6. Bài hát Một mùa đông (lời thơ và phổ nhạc Lưu Trọng Lư)

"Em là gái trong khung cửa,

Anh là mây bốn phương trời;

Anh theo cánh gió chơi vơi,

Em vẫn nằm trong nhung lụa..."

Em và anh vốn thuộc về hai thế giới khác nhau, em là tiểu thư quen sống trong nhung lụa, anh là gã lang thang với những bước chân vô định. Chúng mình như hai đường kẻ song song, nhưng dưới phép lạ lại gặp nhau tại một điểm - qua khung cửa sổ. Gần đó mà xa xôi, thoáng gặp để rồi vấn vương cả một đời...

Hiếm có một bài thơ nào được nhiều nhạc sĩ phổ thơ cùng một lúc như bài thơ "Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư.

Bài hát một mùa đông do ca sĩ Hoàng Oanh trình bày

7. Bài hát Tình Em (lời thơ: Hồ Ngọc Sơn, phổ nhạc : Huy Du)

Những bản tình ca trên chiến tuyến dường như chưa khi nào cũ, càng nghe càng nhớ. “Tình em” của cố nhạc sĩ Huy Du đã chạm vào nỗi niềm của hàng triệu lứa đôi thời lửa đạn khiến tôi nhớ tới “Tình yêu trong xa cách ví như ngọn lửa trong gió. Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng ngọn lửa lớn” của Bussy Rebutin.

Ít ai tin rằng, bài thơ gửi tặng người vợ nơi hậu phương ghi vội trong cuốn sổ tay của anh bộ đội Ngọc Sơn lại trở thành ca khúc có sức sống mãnh liệt cho tới ngày nay. Hạnh phúc vẻn vẹn 5 ngày bên người vợ mới cưới, ông nhận lệnh bí mật quay trở về Nam chiến đấu và bắt buộc cắt đứt liên lạc với quê nhà vì nguyên tắc chiến trường.

Bài thơ Tình em ra đời trong những ngày hành quân trên chiến trường Gia Lai với niềm cảm xúc vừa xót xa vừa thương nhớ vừa hạnh phúc của anh lính giải phóng quân với người vợ trẻ quê nhà. Mỗi câu chữ đong đầy niềm yêu ấy bắt gặp tâm hồn đồng cảm của nhạc sĩ Huy Du để rồi chúng ta có Tình em đã gần 50 tuổi và còn nguyên vẹn cảm xúc như ngày đầu.

Bài hát được trình bày bởi Lan Anh và Vũ Thắng Lợi

8. Bài hát Thiên thu ( lời thơ Nguyễn Tất Nhiên, phổ nhạc: Phạm Duy)

Cuộc đời của Nguyễn Tất Nhiên,cũng như cuộc đời của nhiều nhà thơ khác đều có rất buồn. Có lẽ vậy vì đến thơ ông cũng chẳng được mấy câu vui. Thơ Nguyễn Tất Nhiên, cũng như màu nắng bờ sông ấy, đẹp và buồn. Nhưng vẫn còn là những nỗi buồn ngây thơ, thơ tình học trò, dù nhiều "lận đận" hay "hư hao" thì vẫn còn đẹp lắm, trước những cơm áo gạo tiền và bão tố cuộc đời. Của chiến tranh, vượt biên hay tù ngục. Của tha hương và ly tán!

Bởi có lẽ cũng tâm trạng cố nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ rất nhiều ca khúc của ông Thiên Thu, là bài thơ nằm ở cuối tập thơ Thiên Tai của Nguyễn Tất Nhiên. Một bài thơ dường như mang theo rất nhiều dự cảm về số phận của ông.

9. Bài hát lá diêu bông (lời thơ: Hoàng Cầm, phổ nhạc: Phạm Duy)

“Đứa nào tìm được lá Diêu Bông

Từ nay ta gọi là chồng…”

Đó là 2 câu thơ quen thuộc trong bài Lá Diêu Bông của thi sĩ Hoàng Cầm đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc cùng tên. Với nhiều người Việt, đặc biệt là với những người yêu nhạc, thì hình ảnh “lá diêu bông” chưa bao giờ xa lạ, mà trái lại, đó là sự dân dã, gắn kết gần gũi với tâm hồn. Nếu hỏi rằng “lá diêu bông” có hình dáng, màu sắc ra sao thì dù là trong trí tưởng tượng thì cũng không ai cũng có thể hình dung ra được. Thậm chí đến cả người “sáng tạo” ra lá diêu bông là nhà thơ Hoàng Cầm cũng không biết lá diêu bông ra sao. 

Bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm từ khi mới ra đời đã gây ra một sự tò mò lẫn đồng cảm rất lớn từ công chúng yêu thơ. Đó là năm 1959, khi thi sĩ đã 38 tuổi, nhưng trong tâm trí ông, những rung động đầu đời của cậu bé 8 tuổi Bùi Tằng Việt với “chị Vinh của cậu” vẫn in đậm. Có lẽ vì vậy mà trong những mộng mị, mơ hồ của giấc mơ lúc nửa đêm, những tiếng gọi từ ký ức đã níu ông lại, trao cho ông những vần thơ tuyệt đẹp và hình ảnh “lá diêu bông” cũng đến thật bất ngờ. Thi sĩ Hoàng Cầm nói rằng ông không hề cố ý “bịa” ra một cái tên lá kỳ cục như vậy, mà chính ký ức, chính thần thức thơ trong nội tâm sâu thẳm đã mang đến cho ông chiếc lá thần kỳ ấy. Để rồi khi nhắc đến Hoàng Cầm, người ta nghĩ ngay đến lá diêu bông. Hoặc chỉ cần nghe loáng thoáng đâu đó hai chữ “diêu bông”, người ta cũng sẽ nhớ ngay đến Hoàng Cầm.

Bài hát lá diêu bông ca sĩ Như Quỳnh song ca cùng Mạnh Đình

10. Hoa Sữa (Lời thơ Nguyễn Phan Hách, phổ nhạc: Hồng Đăng)

Trong văn chương, thơ ca, hoa sữa như một bà hoàng tinh khôi đầy đủ hương sắc với sự quyến rũ mê đắm lòng người, đây là một loài hoa đặc thù ở Hà Nội. Hoa sữa biểu trưng của tình yêu ngọt ngào với hương vị nồng nàn và thắm thiết, cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho nhà văn, nhà thơ khi chúng làm tâm hồn họ được mở rộng, trái tim tràn trề nhựa sống và tình yêu thiên nhiên tuyệt vời. Có lẽ vì say đắm vẻ đẹp của Hoa Sữa mà Nguyễn Phan Hách đã cho ra bài thơ Hoa Sữa.

“Em vẫn từng đợi anh, như hoa đang đợi nắng” bài hát Hoa Sữa Trình bày Thu Phương 

Trên đây là các bài thơ được phổ nhạc thành bài hát hay nhất được Thu Âm Việt tổng hợp lại. Nếu có thắc mắc hoạc thu cầu sáng tác nhạc và phổ thơ ca khúc vui lòng click vào đường link bên dưới, Thu Âm Việt cam kết sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ thơ phổ nhạc tuyệt vời nhất.

>> Dịch vụ phổ nhạc bài hát

Dịch vụ tham khảo

 >>Dịch vụ thu âm TVC quảng cáo

 >>Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

 >>Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

 >>Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí

 >>Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Bài Viết liên quan:

>> Một lòng hướng về miền Trung thân thương

>> Nhạc phật và những điều bạn cần biết

>> Học cảm thụ âm nhạc

>> Điều kì diệu của Âm nhạc trong cuộc sống

>> Tìm bài hát qua giai điệu bài hát

>>Danh sách các bài hát thiếu nhi Tiếng Anh phổ biến nhất

>>Danh sách các bài hát hay tặng thầy cô giáo ngày 20/11

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!