Tìm hiểu ngành sáng tác nhạc là gì? Kỹ năng và mức lương?
Các năm gần đây ngành sáng tác âm nhạc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu, vậy thì những điều cần biết về ngành sáng tác âm nhạc sẽ được tiết lộ dưới đây
Thơ làm nền cho nhạc, nhạc cất cánh cho thơ. Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc là sự cộng hưởng của tình yêu. Những ca khúc ra đời trở thành tiếng nói đồng điệu của hàng triệu thế hệ. Thơ đã làm sống dậy những ca khúc ở chính thời điểm ấy, hoặc sau đó.
Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc. Trong văn chương Việt Nam vốn giàu nhạc tính với âm thanh trầm bổng nên lẩn trong thơ là nhạc. Các loại văn vần trong văn chương Việt Nam như lục bát, song thất lục bát, hát nói đều đi đôi với ngâm vịnh, xướng hát. Những điệu dân ca như hát ru, hò cũng hay mượn ca dao làm lời.
Trên thế giới, thì phổ nhạc cho thơ đã thịnh hành từ thời âm nhạc phục hưng, Rondeau cùng với ballade và virelai là ba hình thức thơ Pháp phổ nhạc vào cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15.Trong tân nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là phổ nhạc và bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 20. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo.
Thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Phong cách này phổ biến trong dòng nhạc tiền chiến và sau đó được nhiều nhạc sĩ Việt Nam áp dụng suốt thế kỷ 20. Bài thơ được chọn phổ nhạc thường có nội dung bất hủ với thời gian.
Theo khuynh hướng gần đây thì từ thập niên 1990 trở đi, âm nhạc Việt Nam không còn nhiều những bài thơ phổ nhạc như trước, phần vì thời cuộc và tính trữ tình cổ điển trong cuộc sống ngày càng thưa thớt.
Lá Diêu Bông bài thơ nổi tiếng của Hoàng Cầm được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc
Khi thơ đã phổ nhạc thì không ít trường hợp tên nhạc sĩ được gắn liền với bài hát mà nổi tiếng trong khi tên tuổi người sáng tác lời thơ thì chìm vào bóng tối.Có khi nhạc sĩ nghiễm nhiên lấy luôn bài thơ mà không tri ân nguyên tác.Theo luật pháp ngày nay thì việc bản quyền cũng được áp dụng với tác giả bài thơ. Theo VCPMC thì nhà thơ được 30% tiền lợi nhuận. Nhìn lại tân nhạc Việt Nam thì thi sĩ Du Tử Lê là người có hơn 300 bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc.
Dựa trên lời thơ, bằng sự rung cảm nghệ thuật, các nhạc sĩ không ngừng sáng tạo nên sức sống cho âm nhạc. Điều dễ nhận thấy, các nhạc sĩ khá trung thành với nguyên bản, tên bài thơ đồng thời là tên ca khúc. Nhạc sĩ thường bắt được cái hồn của thơ, không lấy nguyên mẫu từng câu từng chữ, mà chọn lựa sử dụng những câu,những đoạn phù hợp với ý tưởng của mình.
Nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Phạm Tuyên trong buổi giao lưu “Thơ phổ nhạc” tại Hà Nội
Có trường hợp nhạc sĩ lấy tứ thơ tiêu biểu làm sức sống cho cả ca khúc, như trường hợp Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc chỉ lấy hai câu thơ tiêu biểu “Cung thanh là tiếng mẹ- Cung trầm là giọng cha”làm nên giai điệu da diết của Tiếng đàn bầu. Nhiều trường hợp, nhạc sĩ thay đổi trật tự kết cấu thơ, như Dáng đứng Việt Nam ( thơ Lê Anh Xuân,nhạc Nguyễn Chí Vũ). Có trường hợp nhạc sĩ không chỉ chọn một bài, riêng một nhà thơ cho ca khúc của mình. Đường chúng ta đi- ca khúc đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh , được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc- vẫn vang lên hào hùng nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: “Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó. Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời. Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói lên lời…” lấy cả thơ Xuân Sách và Hoàng Trung Thông.
Trong phổ nhạc thơ lục bát thì khó nhất là khó thoát khỏi nhịp điệu có sẵn của thể thơ này bởi vậy nhạc sĩ Phạm Duy đã trả lời rằng “Nếu phổ thơ mà cứ theo tiết tấu có sẵn của thơ lục bát thì vô duyên quá, mình phải sửa lại thôi. Mỗi bài tôi lại sửa theo cách khác nhau, có “xảo thuật” để thổi vào đó một hơi thở mới. Ví dụ như bài “Tiếng sáo Thiên Thai” mà tôi soạn vào năm 1952. Phổ nhạc bài này, tôi đã bắt thơ phải chạy theo nhạc, tức là đặt quy tắc nhạc lên trên thơ. Những câu thơ của Thế Lữ không còn là thơ lục bát nữa và được sắp đặt lại để có được một âm điệu thích hợp.”
Nhạc sĩ Phạm Duy người chuyên phổ nhạc cho thơ
Với phổ thơ thì dễ hơn một chút vì có sẵn lời rồi, dù lời có thay đổi đi, nhưng ý thì có sẵn rồi. Còn nếu viết cả ca từ thì có khi mình sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn. Soạn ca khúc thì phải thăng hoa nó lên, nghĩa là phải làm sao cho cả hai phần nhạc và lời càng ngày càng tiến bộ.
Thơ gợi cảm hứng lớn, được chuyển hoá từ đường nét, tiết tấu, giọng điệu để trở thành đường nét, tiết tấu của âm nhạc có hiệu quả nhất, có sức sống lâu bền trong đời sống thơ ca và âm nhạc nước nhà. Bằng sự sáng tạo nghệ thuật, bằng quá trình hưng phấn và cảm xúc,nhạc sĩ đã hiện thực hoá thơ thành âm nhạc.
Bài viết Ca khúc thơ phổ nhạc là gì? do Thu Âm Việt tổng hợp và biên soạn cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi.
Dịch vụ tham khảo: >>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc |
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng