Hướng Dẫn Cách Lấy Hơi Cho Người Mới Tập Hát

Hôm nay Thu âm Việt sẽ hướng dẫn cách hơi khi hát cho người mới bắt đầu. Điều này sẽ khiến các bạn tự tin về giọng hát của mình đừng lo lắng nhé !

1. Vì sao cần lấy hơi khi hát ?

Đầu tiên trước khi vào học cách lấy hơi khi hát các bạn cần biết tại sao mình cần lấy hơi . Lấy hơi khi hát không chỉ giúp cho tiếng hát của bạn được đầy đặn và khỏe khoắn mà còn giúp bài hát được khởi sắc hơn. Ngoài ra, lấy hơi khi hát còn góp phần biểu đạt cảm xúc, tâm tư tình cảm của người hát đến khán giả.  

 lấy hơi khi hát

lấy hơi khi hát

2. Cách lấy hơi khi hát 

Thông thường có 4 cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi. chúng ta cùng nói kỹ về từng cách nhé.

  • Cách 1: Lấy hơi lớn lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở đoạn vào đầu bài hát hoặc những chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa. Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu chấm trong bài văn.

  • Cách 2: Lấy hơi nhỏ lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc). Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu phẩy trong bài văn.

  • Cách 3: Lấy hơi trộm lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng mà không để người khác nhận ra (như là không lấy hơi vậy). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Được ký hiệu bằng dấu ('), còn trong thanh nhạc dùng dấu (v).Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy

  • Cách 4: Cướp hơi lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu

Cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi

Cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi

3. Nguyên tắc lấy hơi khi hát

  • Nguyên tắc 1 : Tư thế đứng khi hát 

Tư thế rất quan trọng khi lấy hơi, khi bạn đứng đúng tư thế sẽ giúp bạn làm tăng dung tích phổi và giúp bạn giảm căng thẳng, điều này sẽ giúp bạn hát tốt hơn rất nhiều đấy. Khi bạn đứng cần:

  • Giữ cho đầu thẳng trục với vai. Hình dung cột sống là một đường thẳng kéo dài tới đỉnh đầu.
  • Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng.
  • Thả lỏng vai.
  • Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau như thể bạn chuẩn bị ngáp. Làm điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.
  • Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu dựa vào tường.

Tư thế đứng hát

Tư thế đứng hát

  • Nguyên tắc 2 : Khi lấy hơi
  • Bạn không nên chỉ lấy hơi hoàn toàn qua miệng, hoặc hoàn toàn bằng mũi trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
  • Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …
  • Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
  • Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
  • Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
  • Nguyên tắc 3 : Khi đẩy hơi
  • Cần đẩy hơi đều , điều tiết hơi thở rất quan trọng, nếu bạn đẩy quá nhanh và mạnh sẽ bị phí phạm hơi thở các câu cuối sẽ không còn đủ hơi. Để cải thiện vấn đề này chỉ có cách là luyện tập kiên trì từng ngày
  • Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các nốt cao sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
  • Nguyên tắc 4 : Khởi động trước khi hát 

 Việc khởi động trước khi hát sẽ giúp các bạn tránh được các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực.Khi khởi động cả vùng giọng cao và vùng giọng thấp. Âm thanh ở vùng giọng cao nghe nhiều hơi và nhẹ hơn âm thanh ở vùng giọng thấp, nghe chắc và to. Bạn có thể bắt chước ca sĩ hát nhạc opera để tìm vùng giọng cao. Tập khởi động mở to vòm miệng. Chạy âm giai tạo ra tiếng “Ooh wee ooh ooh wee ooh wee ohh” và mở rộng khóe miệng hoặc tập rung lưỡi theo nốt nhạc từ cao nhất xuống thấp nhất

 Với những chia sẻ trên Thu âm Việt mong muốn sẽ giúp ích được các bạn trong cách lấy hơi trước khi hát. Hy vọng bạn sẽ yêu thích bài viết này và chia sẽ cho mọi người cùng biết cách lấy hơi trước khi hát một cách dễ dàng.

Tài liệu tham khảo:

      Các bài viết Liên quan:

        Hồng Ngọc

        Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

        Bài viết cùng chủ đề
        Top 4 Phòng Thu Âm Quận Bình Tân - TPHCM Giá Rẻ Chất Lượng

        Top 4 Phòng Thu Âm Quận Bình Tân - TPHCM Giá Rẻ Chất Lượng

        Danh sách 4 phòng thu ở quận Bình Tân được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và đặc biệt, mức giá hợp lý giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn có được những sản phẩm âm nhạc chất lượng đỉnh cao.

        Nhạc cho công ty - doanh nghiệp cần những yếu tố nào?

        Nhạc cho công ty - doanh nghiệp cần những yếu tố nào?

        Theo nghiên cứu của HubSpot, 87% người tiêu dùng muốn xem/nghe nhiều hơn các nội dung đến từ chính nhãn hàng hay doanh nghiệp mà họ chọn lựa. Trong đó, bài hát nhạc thương hiệu công ty được coi là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tăng viral, tạo cảm giác và ấn tượng tốt trong tâm trí người xem.

        Muốn Hát Hay Và Lên Được Những Nốt Cao Phải Làm Như Thế Nào?

        Muốn Hát Hay Và Lên Được Những Nốt Cao Phải Làm Như Thế Nào?

        Muốn hát hay và lên được nốt cao thì phải qua các trường lớp đào tạo mất rất nhiều thời gian,  không có cách nào khác để rút ngắn lại ngoài việc đến phòng thu âm. THU ÂM VIỆT sẽ chia sẻ với các bạn cách để cải thiện giọng hát, giúp bạn hát hay và lên được các nốt cao một cách dễ dàng. 

        Bạn muốn tư vấn?


        Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!