10 Cách Luyện Tập Cơ Bản Để Có Giọng Hát Hay Hơn
Để có một giọng hát hay điều cần thiết nhât đó chính là bạn phải luyện thanh nhạc mỗi ngày. THU ÂM VIỆT chia sẻ với bạn 10 cách luyện thanh nhạc tại nhà để có một giọng hát hay.
Âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống dùng âm thanh để diễn đạt, bao gồm thanh nhạc và khí nhạc. Khác với khí nhạc - âm nhạc dựa trên âm thanh của nhạc cụ thì thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hện rõ ý tưởng xen lẫn cảm xúc con người.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng âm nhạc là một phần trong cách sống của mỗi người và ảnh hưởng lên chính bản thân họ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc là một công cụ rất tốt giúp kích thích trí não. Không những vậy, mỗi khi ta ca hát, ta sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, yêu đời hơn và tự tin hơn bởi việc ca hát không hề có biên giới trong việc kết nối giữa con người và con người với nhau.
Ca hát không hề có biên giới trong việc kết nối giữa con người và con người với nhau
Có thể một số người sẽ không đặt nặng việc có giọng hát hay, thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng giọng hát giúp tôn lên giá trị bản thân mỗi người.
Vào các dịp gặp mặt cùng bạn bè, đồng nghiệp hay họ hàng như tiệc sinh nhật, tiệc cưới, buổi karaoke, chắc hẳn bạn sẽ có cơ hội để phô diễn giọng hát. Để hát được nhiều thể loại nhạc và ca khúc khác nhau, các bạn cần đầu tư thời gian vào luyện giọng hát.
Và đôi lúc cần đến phòng thu âm để thỏa sức bung lụa, cháy hết với niểm đam mê âm nhạc, việc thu âm bài hát thường xuyên và bài bản sẽ giúp giọng hát bạn thêm to khỏe và đầy nội lực.
Bình thường trước khi chưa đến phòng thu âm nào, bạn sẽ có xu hướng hát theo bản năng: lấy hơi phần ngực, đẩy hơi lên mũi,... và khi đó, giọng hát của bạn sẽ không được vang, trong và giữ hơi lâu.
Người ta thường bảo, "Hát hay không bằng hay hát” cũng không sai. Thế nhưng, nếu như bạn thường xuyên tập hát, thu âm ca khúc mình yêu thích, thì không có lý gì mà bạn lại không thể cải thiện giọng ca của mình được.
Vì vậy đừng ngần ngại bỏ ra vài phút mỗi ngày luyện tập để có thể sở hữu một giọng hát tuyệt vời bạn nhé.
Để giúp bạn cải thiện giọng hát và có thể tự tin tỏa sáng trong mọi buổi tiệc và khiến mọi người ấn tượng về bạn hơn, THU ÂM VIỆT sẽ đưa ra cho bạn một số "mẹo" bỏ túi để bạn tự tập tại nhà:
1. Tập tư thế ngồi và đứng lúc hát như hình mẫu dưới đây: thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng để giúp bạn dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát hơn, hơi đầy hơn là lúc ngồi. Mọi người thường ít chú ý đến tư thế nhưng không phải ai cũng biết điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn, hãy lưu ý.
Tư thế ngồi đúng và sai khi hát
Tư thế đứng đúng và sai khi hát
2. Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn
3. Khởi động một chút trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.
4. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
Hình ảnh minh họa
5. Tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
6. Để duy trì giọng hát trơn tru, đừng quá gồng mình mà hãy mềm mại khi hát. Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu , tuyệt đối không ráng sức để hát các nốt cao quá sức. Như vậy sẽ khiến bạn dễ lạc nhịp , giọng hát sẽ không còn giữ được nhịp điệu như lúc đầu mà trở nên vô cùng hỗn độn.
7. Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên TV hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt, một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.
Hình ảnh minh họa
8. Hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu và đầy cũng như giúp giọng hát của bạn được tạm nghỉ 1-2 giây trước khi tiếp tục hát các phần khác.
9. Chọn cho mình một vài bài tủ để luyện theo, nhớ lựa chọn loại nhạc mà bạn có thể tự tin trình diễn để dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát.
10. Trước và trong lúc hát hãy tránh xa các đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc sữa, chỉ uống nước lọc để giúp giọng của bạn luôn trong trẻo.
Chúc các bạn thành công nhé!
Để được hướng dẫn bài bản luyện giọng chuẩn bị khi thu âm cùng những chuyên gia âm nhạc giàu kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo các gói thu âm và quay MV chuyên nghiệp tại THU ÂM VIỆT và biết đâu không ngờ bạn sẽ khám phá nhân tố âm nhạc bí ẩn trong ban, đăng kí ngay hôm nay để được tham gia 20' thu âm thử hoàn toàn MIỄN PHÍ!