Tính nhân văn trong sản xuất TVC quảng cáo và câu chuyện sau đó

Nói đến quảng cáo chúng ta chỉ biết tới là làm cách nào để có thể đưa nhiều sản phẩm đến khách hàng nhiều nhất, nhưng quảng cáo phải làm sao để giữ lại văn hóa tính nhân văn đem đến giá trị cho xã hội.

Truyền thông không đơn thuần là quảng bá cho thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp mà nó còn hướng người tiêu dùng tới những giá trị xã hội nhân văn.

Các chiến dịch truyền thông hiện nay đã không còn cố đánh bóng thương hiệu một cách gượng ép, phô trương chất lượng sản phẩm một cách gượng gạo. Thay vào đó là những câu chuyện về cuộc sống gia đình, những thông điệp xã hội được truyền tải đầy tính nhân văn. Vẫn lồng ghép thương hiệu nhưng thật khéo léo và chiếm được cảm tình của người xem.

Tính nhân văn trong sản xuất TVC quảng cáo và câu chuyện sau đó

Tính nhân văn trong sản xuất TVC quảng cáo và câu chuyện sau đó

Theo Báo cáo người tiêu dùng được kết nối năm 2019 của Salesforce , 52% người tiêu dùng nói rằng các công ty nói chung thiếu tính nhân văn trong các nội dung mà họ cung cấp.  Có lẽ, ai cũng từng gặp những nội dung nhàm chán từ các thương hiệu, những chiếc email quảng cáo tự động vô nghĩa. Các website được lấp đầy bởi hình ảnh và thông tin, phương tiện truyền thông thì thiếu cá tính thậm chí thiếu tính nhân văn. Và không ít những thương hiệu tự hỏi rằng, tại sao họ viết rất nhiều nhưng  nội dung của họ không thể thu hút và khiến mọi người chú ý.

Đầu tư vào content nhân văn  không phải là một chiếc lược marketing mà đó là nền tảng để xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh. Bạn càng đầu tư một cách nghiêm túc, tương tác của bạn với công chúng càng trở nên có ý nghĩa và trải nghiệm về thương hiệu của khách hàng cũng trở nên tốt hơn. 

Vậy làm sao để làm ra ý tưởng Marketing có tính nhân văn nhất?

Có rất nhiều cách để thể hiện sự nhân văn  của bạn thông qua cách kể chuyện, kết nối với mọi người, tạo cảm xúc và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

1. Làm truyền thông bằng TVC quảng cáo phải chạm tới cảm xúc người tiêu dùng

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp đã liên tiếp ghi dấu ấn với công chúng bằng những chiến dịch truyền thông mang ý nghĩa sâu sắc như chiến dịch của Mì gấu đỏ, Vinasoy, Vinamilk,…

Năm 2015, video viral “Con gái lấy chồng như đánh bạc” tung ra đúng thời điểm ngày Phụ nữ Việt Nam như “châm ngòi” cho một cuộc tranh luận không có hồi kết. Đoạn phim ngắn vẻn vẹn trong 3 phút nói về cuộc đời người phụ nữ và cuộc hôn nhân chẳng khác nào canh bạc lớn mà họ mang cả đời ra đánh cược. Và sự xuất hiện của một thiên thần bé nhỏ đã làm thay đổi người chồng như thế nào. Đó là sự yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia nhiều hơn với người phụ nữ của đời mình.

Quảng cáo phải có tính nhân văn ví dụ như nói đến tình mẫu tử gia đình tình thân

Quảng cáo phải có tính nhân văn ví dụ như nói đến tình mẫu tử gia đình tình thân

Để một video viral có sức lan tỏa, ngoài nội dung hay, hình ảnh đẹp, chạm tới cảm xúc của người xem thì một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến dịch đó chính là lựa chọn điểm bùng phát.

2. TVC quảng cáo phải có tính kết nối

Tạo tính cộng đồng là một trong những cách tốt nhất để đưa mọi người vào câu chuyện thương hiệu của bạn. Khi bạn có thể kết nối với mọi người xung quanh những sở thích, giá trị hoặc thách thức chung, bạn tạo ra cảm giác thân thuộc giúp mọi người cảm thấy được nhìn thấy. 

   Kết nối những người xung quanh và tạo nên tính cộng đồng

Kết nối những người xung quanh và tạo nên tính cộng đồng

Có rất nhiều cách để làm điều này như một thương hiệu ngay cả khi bạn không thể gặp gỡ trên đời thực. Tổ chức một sự kiện ảo, bắt đầu một nhóm trực tuyến, thực hiện hỏi đáp trực tiếp với một chuyên gia trong ngành, v.v. Nó cũng không phải là về khách hàng. Bạn cũng có thể tạo cộng đồng với nhân viên của mình và các đồng nghiệp trong ngành. 

3. Tạo nên những kỷ niệm đẹp cho khách hàng

Có một quan niệm khá phổ biến là xây dựng thương hiệu cần phải chi phí nhiều cho các hoạt động quảng bá, đặc biệt là quảng cáo, khuyến mãi. Thật ra, không nhất thiết phải như vậy. GS Thiêm minh họa điều này bằng câu chuyện của chính mình. “Vì công việc, tôi thường đi lại bằng máy bay và thường mua vé hạng doanh nhân. Trong hai hãng hàng không tôi từng đi, hãng A luôn dành cho tôi một sự tiếp đón niềm nở, trân trọng, luôn tỏ ra quan tâm đến các yêu cầu của tôi. Từ lúc đến quầy làm thủ tục, khi bước lên máy bay, tiếp viên đều niềm nở: “Chào Giáo sư Thiêm”, máy bay chuẩn bị hạ cánh, tiếp viên lại hỏi: “Giáo sư có cần gọi tài xế đến đón?”… Trong khi đó hãng B thì đón tiếp lạnh lùng, chẳng buồn chào hỏi, đến khi máy bay sắp hạ, tiếp viên đến trao cho mỗi người một món quà. Món quà cũng khá xinh, nhưng nó chẳng tạo cho tôi có ấn tượng gì, chẳng làm tan biến đi sự thiếu thiện cảm đối với hãng này. Trong khi đó, hãng A để lại trong tôi một tình cảm tốt, một kỷ niệm đẹp vì cách tiếp đón thể hiện sự trân trọng, thân thiện, tương xứng với những gì tôi trông đợi khi bỏ tiền mua vé. Với trường hợp này, vật lưu niệm hay kỷ niệm là cái gây ấn tượng tốt đẹp, tác động đến quyết định chọn thương hiệu của tôi? Chắc chắn là kỷ niệm”.

Vật lưu niệm và kỷ niệm – đó là cách nói hình tượng để chỉ hai khái niệm, hai phương cách tiếp cận khách hàng: các công cụ vật thể và phi vật thể. 

Cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp giữa khách hàng với công ty

Cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp giữa khách hàng với công ty

Quảng bá thương hiệu thông qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, khuyến mãi bằng hiện vật, theo GS Thiêm, chỉ là một trong nhiều phương cách và cũng không hẳn là phương cách hiệu quả nhất. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng quảng cáo, khuyến mãi, nó có thể khiến cho khách hàng nhớ đến một cái tên, một thương hiệu, nhưng nhớ mà không hành động thì cũng vô ích. Cũng như vật kỷ niệm mà không có kỷ niệm thì vô nghĩa; còn với kỷ niệm thì một chiếc lá khô cũng thành vô giá. Nói cách khác, mọi sự dẫn dụ, mọi biện pháp tác động vào giác quan khách hàng (bằng đơn thuần nhãn hiệu) đều không phải là cách chiếm lĩnh lâu dài, nếu không có sự chia sẻ tâm trí khách hàng.

4. Doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm gốc

Điều quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, theo GS Thiêm, là doanh nghiệp phải xác định rõ và khai thác tốt những điểm tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng (brand touch point). Đó là những điểm mà doanh nghiệp “chạm” tới khách hàng và thông qua đó kết nối được với thương hiệu. Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp xác định những điểm tiếp xúc này. Nó có thể nằm ở chỗ người trực điện thoại, nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng, nơi trưng bày hàng hóa hay trong hình ảnh vị giám đốc trước mắt công chúng… Cung cách giao tiếp, thái độ ứng xử, sự thể hiện các mối quan hệ xã hội – tất cả đều tạo ra những cảm nhận tiêu cực hay tích cực đối với một thương hiệu và qua một quá trình trải nghiệm, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt hay xấu về một thương hiệu. Trong dẫn chứng về hãng hàng không A nói trên, cách đối xử với khách của nhân viên quầy vé, các tiếp viên chính là điểm tiếp xúc thương hiệu. Nói cách khác, ấn tượng chỉ có qua một quá trình trải nghiệm và như vậy, nó đòi hỏi tính nhất quán trong mỗi lúc tiếp xúc, lần sau sẽ chứng minh cho lần trước và còn gây thêm hứng thú cho khách hàng.

Như vậy, để tạo được sự nhất quán qua các điểm tiếp xúc, thương hiệu phải mang trong lòng nó cả một triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Vì sao như vậy?

Phải đặt khách hàng lên hàng đầu

Phải đặt khách hàng lên hàng đầu

“Thực ra, hành vi tiêu dùng là một hành vi văn hóa”, GS Thiêm xác định. Hành trang văn hóa, trình độ văn hóa của một người sẽ thể hiện trong hành vi tiêu dùng. Chính vì vậy, quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng không đơn giản chỉ là quan hệ mua bán, mà vượt lên trên quan hệ mua bán, nó là quan hệ giữa con người với con người. Điều này làm phong phú quan hệ mua bán, làm cho doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng được nhiều hơn.

Tất cả những điều nói trên đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa công ty, phải có triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh. Trước khi tạo dựng lòng tin nơi khách hàng, nội bộ doanh nghiệp phải tin vào chính mình, tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Doanh nghiệp cần phải thể hiện tính nhân văn, triết lý lấy con người làm gốc ngay trong các mối quan hệ nội bộ cũng như chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Đó là điều mà người ta gọi là xây dựng thương hiệu từ bên trong.

“Văn hóa giống như việc bạn thả Alka-seltzer vào ly nước, bạn không thấy gì, nhưng bằng cách nào đó, nó đã làm được điều gì đó”  (Hans Magnus Enzensberger). Từ câu nói trên cho thấy chúng ta phải có văn hóa trong kinh doanh và nhân văn trong quảng cáo từ đó sẽ giúp công ty thành công và chắc chắn sẽ có những khách hàng trung thành.

>> Dịch vụ phòng thu âm TVC quảng cáo chuyên nghiệp Thu Âm Việt

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Chắc hẳn các bạn ở đây thuở nhỏ ai cũng yêu thích loạt phim hoạt nổi tiếng như Doraemon, Conan, Naruto,... và thắc mắc tại sao họ có thể lồng tiếng hay đến như vậy. Thu Âm Việt sẽ làm rõ cách lồng tiếng của người làm phim hoạt hình và hướng dẫn cho các bạn biết cách lồng tiếng phim hoạt hình hay.

Thu âm khai trương siêu thị, cửa hàng mang lợi ích gì?

Thu âm khai trương siêu thị, cửa hàng mang lợi ích gì?

Hình thức thu âm khai trương hiện nay khá phổ biến. Các đơn vị doanh nghiệp cũng đang sử dụng hình thức này để hỗ trợ cho các chương trình quảng bá cho cửa hàng  trương các chi nhánh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình thu âm quảng cáo khai trương siêu thị này.

TOP 20 bài hát nhạc cách mạng hào hùng hay không thể quên

TOP 20 bài hát nhạc cách mạng hào hùng hay không thể quên

Vượt qua dòng chảy thời gian, đến nay những bài hát về đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị, thể hiện chí khí người cách mạng. Dưới đây là tổng hợp 20 bài hát cách mạng hào hùng lịch sử không thể quên, chia theo chủ đề bài hát hay bất hủ, Ngày giải phòng miền Nam 30/4 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ca Sĩ Dư Quốc Vương - Gương Mặt Đến Từ Show Sing My Song

Ca Sĩ Dư Quốc Vương - Gương Mặt Đến Từ Show Sing My Song

Dư Quốc Vương: Ca sĩ, nhạc sĩ tài năng với nhiều thành tích âm nhạc ấn tượng. Top 7 X Factor 2017, Quán quân The Band by Vinaphone 2018. Cùng những sản phẩm cá nhân "Thời Gian Để Yêu", "Bất Bình Thường" và những dự án mới nhất!

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!