Tại sao có người hát hay, hát dở? Như thế nào mới là hát hay

“Hát dở hát hay” cũng giống như cuộc sống vậy, có người giàu với người nghèo. Tại sao trong ca hát lại có người hát hay đến xao xuyến lòng người còn người lại phá hỏng một tác phẩm âm nhạc. Hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu lý do tại sao qua bài viết này nhé!

Một số người được trời ban phú cho một giọng hát hay, nhưng ngược lại họ lại sở hữu một giọng hát khá dở. Giọng hát dở cũng phụ thuộc khá nhiều yếu tố để có thể phán xét về nó. Có thể kể đến như về chất giọng, sự cảm nhận nhịp, hiểu biết về thanh nhạc,...

Đã có câu trả lời cho “Tại sao có người hát hay, hát dở” hay chưa?

Đã có câu trả lời cho “Tại sao có người hát hay, hát dở” hay chưa?

1. Tại sao có người hát hay, hát dở?

Hai yếu tố liên quan giọng hát hay của bạn

  • Đến từ sự may mắn: Từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu sẵn cho mình một giọng ca ngọt ngào, trong vút. Đó được coi như sự may mắn trời ban.
  • Sự quyết tâm rèn luyện: sinh ra bạn không có được giọng hát hay nhưng có thể vì đam mê, bạn đã quyết tâm học thanh nhạc và kiến thức âm nhạc để cải thiện giọng hát của mình để có thể cảm nhận được hay hơn.

Bởi chúng ta hát được là nhờ có dây thanh quản. Chúng ta ai cũng có dây thanh quản và may mắn thay phần lớn chúng ta đều có thể dùng sợi dây ấy để phát ra âm thanh. Điều này chẳng khác nào bạn có một cây đàn trong người cả. Tất nhiên, mỗi người trời phú cho “cây đàn” không giống nhau. Có cây đàn thì chơi bass hay, cây khác lại gẩy lên những tiếng cao vút, lại có cây tiếng phát ra không đều, bị rè…Một cây đàn bị hỏng, âm thanh phát ra không được hay, chúng ta đem nó đến nghệ nhân sửa đàn để canh chỉnh lại. Nó lại trở thành một cây đàn tốt. 

Hát hay/ hát dở phụ thuộc vào chức năng não - hội chứng amusia

Một số người sẽ gặp một số vấn đề về giác quan đó là không thể phân biệt được độ cao thấp của nốt nhạc hoặc không thể hát theo những giai điệu thậm chí đơn giản nhất. Việc hát không hay cũng được xem là một bệnh đấy nhé!

Trong một nghiên cứu để so sánh những người mắc chứng amusia và người có khả năng âm nhạc bình thường, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật thống kê và chụp ảnh não để đo đạc độ dày của chất trắng (có chứa các sợi thần kinh liên kết) nằm giữa thùy não trước bên phải, nơi xuất hiện suy nghĩ ở cấp độ cao, và các thùy não thái dương bên phải, nơi xuất hiện quá trình xử lý âm thanh cơ bản. Chất trắng của những người mắc chứng amusia thì mỏng hơn, cho thấy sự liên kết yếu hơn. Ngoài ra, mức độ “điếc âm” càng nhiều bao nhiêu thì chất trắng càng mỏng bấy nhiêu.

Một số chuyên gia tin rằng, có sự chồng chéo rất nhiều giữa cách não xử lý âm nhạc và cách não xử lý tiếng nói, hai việc đều chứa yếu tố về độ cao thấp và nhịp điệu. Mặc dù vậy, một số chuyên gia khác lại tin rằng, sự cảm nhận về âm nhạc và suy nghĩ xảy ra tách rời với các chức năng khác và não của chúng ta bị hướng đến các trung tâm đang phát triển có chức năng chuyên về âm nhạc.

Hát hay/ hát dở do cảm âm/ cảm nhận âm nhạc

Việc nghe tốt âm sắc của âm thanh, tức là trong âm nhạc (cả hát và nhạc cụ) đều có các nốt cao thấp (đô, rê, mi, son,…) những người có cảm âm tốt sẽ phân biệt được độ cao thấp của người hát hay nhạc cụ còn những người cảm âm không tốt hay nhiều người gọi đó là “mù âm nhạc” sẽ ít khi mà phân biệt được, cho nên họ có hát sai hoặc chênh phô thì cũng khó mà tự phân biệt được thành ra người khác nghe sẽ cảm thấy không hay chưa nói hơn nữa là phải bịt tai, điển hình xuất hiện trên mạng vài thời gian trước có anh ca sĩ “Lệ Rơi”, nếu bạn không hình dung được người cảm âm kém thì đó chính là điển hình, sai nhạc, sai tông (tone) loạn hết lên luôn. Có thể có những người sở hữu giọng hát không phải là dạng đặc biệt hay là không được ngọt ngào nhưng họ hát đúng nhịp nhạc đúng cao độ là ta nghe đã cảm thấy nó hòa vào nhau, hát đúng nhạc cũng sẽ phần nào che được khuyết điểm của giọng hát (lừa thính giác người nghe).

Hát hay/ hát dở dựa vào yếu tố tâm lý nhút nhát - sợ sệt

Đây là điều cũng nhiều người gặp phải. Khi ta mất bình tĩnh thì việc hát sẽ không đâu vào đâu cả, nhất là các đoạn cao của bài hát sẽ không thể lên được cộng với việc hụt hơi là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu cơ thể không được thoải mái.

Tự tin đứng hát trước nhiều người thì cũng sẽ tự tin trong việc thuyết trình hay phỏng vấn, nó còn giúp ích nhiều mặt chứ không phải riêng mảng âm nhạc, nhưng đừng tự tin quá, sẽ tự làm hại mình đó.

2. Nhận diện khả năng ca hát của bạn

Để có thể biết được bản thân mình có hát hay không bạn cần đánh giá kỹ thuật thanh nhạc của bạn qua những công việc dưới đây:

Tìm quãng giọng 

Bạn có thể xác định quãng giọng của mình ở đâu thông qua ứng dụng và các trang web cung cấp công cụ. Bạn có thể hát một đoán 30s-2 phút rồi thu âm lại. Ứng dụng sẽ tự động lấy tần số trung bình của giọng hát đã được ghi âm. Rồi từ đây xác định quãng giọng của bạn.

Các quãng giọng có thể chia thành nhiều loại giọng. Từ cao nhất đến thấp nhất, các loại giọng gồm có soprano (nữ cao), mezzo-soprano (nữ trung), contralto (nữ trầm), countertenor (phản nam cao), tenor (nam cao), baritone (nam trung), và bass (nam trầm).

Mỗi loại giọng lại được chia thành các loại nhỏ hơn để phân loại chi tiết hơn về khả năng thanh nhạc của từng người, chẳng hạn như giọng trữ tình và giọng kịch tính.

Chọn một bài hát trong quãng giọng của bạn để thu âm

Khi đã xác định được quãng giọng, bạn hãy tìm một bài hát hợp với loại giọng của mình để thu âm. Hát chay (hát không có nhạc đệm) không phải là cách tốt nhất để đánh giá giọng hát, vì vậy bạn nên tìm một bài hát có nhạc nền hoặc nhạc đệm. 

Thu âm giọng hát 

Khoang mũi và các xoang sẽ khiến bạn nghe giọng hát của mình không giống như người khác nghe được. Vì vậy, cách tốt nhất để đánh giá giọng hát của bạn là nghe qua bản thu âm. Bạn có thể dùng máy thu âm hoặc ứng dụng ghi âm trên điện thoại thông minh và hát một giai điệu dài ít nhất 30 giây. Khuyến khích bạn nên sử dụng thiết bị ghi âm chất lượng tốt, bởi vì ghi âm trên điện thoại có thể bị bóp méo âm thanh.

Mở bản thu âm và lắng nghe trực giác của bạn 

Đây chính là thời điểm quyết định! Khi đã hoàn tất bản thu âm, bạn hãy hít một hơi sâu và bấm nút nghe. Trong lần nghe lại đầu tiên, bạn hãy chú ý xem mình đã hoàn thành bài hát tốt đến đâu và cảm giác khi nghe lại giọng hát của mình. Tuy không phải là lời nhận xét hoàn hảo, nhưng trực giác cũng mách bảo bạn nhiều điều

Chú ý xem giọng hát của bạn ăn khớp với nhạc nền đến mức nào. Sau khi nghe bản thu âm lần đầu, bạn hãy nghe lại lần nữa và chú ý đến cách điều khiển âm thanh của bạn. Nghe xem bạn có hát đúng nốt không, tức là có trùng với cao độ của nhạc nền không.

Trong khi nghe bản thu, bạn cũng nên lưu ý những yếu tố như giọng của bạn có bị khàn hoặc rung ngoài ý muốn không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thanh đới của bạn đang bị căng quá mức và bạn không hoàn toàn kiểm soát được quãng giọng của mình.

Chú ý đến hơi thở trong bản thu âm và đảm bảo rằng bạn không nghe thấy tiếng thở lẫn trong giọng hát

Việc kiểm soát hơi thở có vẻ như không quan trọng, nhưng thực ra lại có tác động lớn đến chất lượng giọng hát. Bạn hãy nghe lại bản thu âm lần nữa xem có tiếng hít sâu trong khi bạn hát không. Ngoài ra, hãy chú ý những yếu tố như các nốt ngân có bị ngắn lại vì hụt hơi không, hoặc tông giọng có lên cao bất thường ngay trước khi bạn hít vào không.

Nhận xét về tông và âm sắc tổng thể trong bản thu âm

Âm sắc là tính chất tổng thể của giọng hát. Ngay cả khi bạn hát đúng nốt nhạc, giọng hát của bạn nghe cũng dở nếu bị lạc tông hoặc âm sắc không phù hợp với bài hát. Hãy chú ý đến những yếu tố như các nguyên âm phát ra có rõ ràng và nhất quán không, quãng giọng của bạn rộng đến mức nào, và khả năng biểu đạt sắc thái nhịp điệu của bài hát đến đâu (khả năng thích ứng với các phong cách hát khác nhau).

Khi đánh giá về âm sắc, bạn hãy nghe xem giọng của bạn mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, khàn hay mượt mà, thanh hay trầm, v.v…

3. Khắc phục giọng hát không hay

Kiểm tra khả năng cảm âm

Đây là khi bạn nghe một giai điệu ngắn, một nốt nhạc. Nhưng sau đó không hát ra tiếng mà chỉ hình dung trong đầu. Tiếp theo, tưởng tượng rằng mình đang hát nốt nhạc hoặc giai điệu đó rồi hát lên thành tiếng.

Luyện tập kĩ thuật hát mỗi ngày

Bạn có thể cố gắng tiếp tục tập kiểm soát hơi thở, luyện thanh và tìm thể loại nhạc phù hợp với âm sắc tự nhiên. Khi thực hành nhiều hơn thì bạn đã dễ dàng kiểm soát được giọng hát của mình. Lúc này, hãy bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật thanh nhạc và học hát một cách chuyên nghiệp. Càng nắm rõ kiến thức về thanh nhạc thì sẽ càng thực hành tốt hơn. 

>>  10 cách luyện tập để có giọng hát hay hơn

Tiếp tục tập luyện thường xuyên để cải thiện giọng hát không hay

Nếu niềm đam mê ca hát của bạn là bất tận thì hãy tiếp tục rèn luyện dù biết mình không có khả năng ca hát trời cho. Nhưng ông cha ta cũng kêu “hát hay không bằng hay hát” nên hãy tiếp tục cố gắng cho giọng hát của mình. 

Hy vọng bài viết trên hữu ích dành cho bạn. Hãy thử kiểm tra khả năng ca hát của bạn sau khi đọc bài viết này nhé!

>> Top 10 thực phẩm tốt và không tốt cho giọng hát



Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Top 5 trung tâm đào tạo sáng tác nhạc tốt nhất Tp.HCM

Top 5 trung tâm đào tạo sáng tác nhạc tốt nhất Tp.HCM

Bạn là người yêu thích âm nhạc và có nhu cầu tìm đến một trung tâm đào tạo sáng tác nhạc tốt ở Tp.HCM, nhưng lại chưa tìm được trung tâm đào nào phù hợp với bản thân. Vậy hãy đến Top 5 trung tâm đào tạo sáng tác nhạc tốt ở Tp.HCM ngay nhé

TOP 10 ca sĩ nhạc quê hương nổi tiếng nhất hiện nay

TOP 10 ca sĩ nhạc quê hương nổi tiếng nhất hiện nay

Âm nhạc giúp mọi người gần lại với nhau hơn và không dòng nhạc nào có thể làm thành công như quê hương, trữ tình. Để phát triển cho đến ngày nay, những người nghệ sĩ, ca sĩ đã có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là Top những ca sĩ nhạc quê hương nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay!

Top 5 quyển sách không thể không đọc về âm nhạc cực hay

Top 5 quyển sách không thể không đọc về âm nhạc cực hay

Với 5 tựa sách khơi gợi cảm xúc này người đọc sẽ hiểu được những kiến thức cơ bản, sự hình thành cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ, lịch sử phát triển, các nguyên lý cơ bản, các xu hướng của âm nhạc hiện đại… góp phần nâng cao khả năng nhận thức và cảm thụ âm nhạc.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!