5 lý do nên phổ thơ cho bài hát sau khi sáng tác thơ

Có một thực trạng đáng buồn là trên truyền thông lâu nay, nhiều bài hát khi được giới thiệu để biểu diễn, khi được in ấn hay đăng tải, phát sóng, người ta vô tình quên mất tác giả thơ.

1. Người làm thơ dễ bị quên lãng

Nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ Nguyên Sa… cũng có rất nhiều bài thơ được phổ nhạc nhưng vì nhạc sĩ phổ thơ họ quá nổi tiếng nên họ thường bị lãng quên khi ca khúc được biểu diễn.

Bài hát Quê hương (nhạc Giáp Văn Thạch, lời thơ Đỗ Trung Quân) lại là trường hợp đặc biệt vì nhạc sĩ Giáp Văn Thạch qua đời quá lâu, còn nhà thơ Đỗ Trung Quân có nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ (trong đó có cả nghệ thuật biểu diễn) nên không bị rơi vào tình trạng quên tác giả thơ! Nhưng có hàng ngàn ca khúc phổ thơ - đôi nơi đôi chỗ trên truyền thông - nhà thơ bị quên tên, không được nhắc tới.

>> Giải đáp thắc mắc Ca Khúc thơ phổ nhạc là gì? 

Cái sự “quên” này đôi khi xuất phát từ chính nhạc sĩ sáng tác. Có nhạc sĩ khai thác hình tượng, hoặc ý tưởng của nhà thơ, nhưng không dùng nguyên văn lời thơ, nên cho rằng không thể đề tên thi sĩ là đồng tác giả. Ví dụ hình ảnh “lá diêu bông” - một sáng tạo của nhà thơ Hoàng Cầm - từng trở thành hình tượng của một ca khúc khá nổi tiếng nhưng thi sĩ thì không được nhắc tên khi giới thiệu bài hát. Hoặc bài hát Tùy hứng lý qua cầu dựa vào một bài thơ của Bế Kiến Quốc nhưng chính nhạc sĩ lại quên.

Nhạc sĩ Phú Quang cùng những tác phẩm âm nhạc được phổ thơ hay

Nhạc sĩ Phú Quang cùng những tác phẩm âm nhạc được phổ thơ hay

2. Liên quan tới bản quyền ca khúc 

Trong hoạt động sáng tạo ca khúc, việc viết lời cũng là quá trình lao động nghệ thuật không dễ dàng. Sự tham gia phần ca từ của nhà thơ trong những bài hát phổ thơ hay phỏng thơ, dù ít hay nhiều cũng cần được tôn vinh, trân trọng. Nhắc tên nhà thơ có bài hát phổ thơ trong giới thiệu tác phẩm ca nhạc ấy không phải là sự ban ơn mà đó là thái độ đạo đức, là quy định của pháp luật về bản quyền.

Sở dĩ có tình trạng này, có lẽ bởi những tác giả có thơ được phổ nhạc không biết mình có tiền bản quyền (3/10 số tiền của một tác phẩm âm nhạc phổ thơ được dành cho tác giả thơ) từ các đơn vị sử dụng gửi trả các nhạc sĩ là thành viên của VCPMC. Theo nguyên tắc, trừ khi tác giả thơ có văn bản ủy quyền cho tác giả nhạc nhận giúp tiền bản quyền, VCPMC phải trả trực tiếp cho các nhà thơ.

3. Nhà thơ sẽ không biết tới số tiền bản quyền mình nhận được

Để tránh tình trạng này, VCPMC đề nghị kể từ nay, những nhạc sĩ có tác phẩm gửi ủy thác quyền tới VPMC phải kèm theo hợp đồng, hoặc thỏa thuận (bằng văn bản) với các nhà thơ để VCPMC trả tiền cho các nhà thơ được nhanh chóng và thuận tiện.

Hiện nay có gần 100 nhà thơ (tuy đây chỉ là số lượng nhỏ so với số nhà thơ đã nhận bản quyền) chưa làm việc với VCPMC để nhận bản quyền. Theo Trung tâm, có nhiều lý do: một số nhà thơ sống tại các địa phương xa, nên không tìm ra địa chỉ lẫn số tài khoản để chuyển tiền. VCPMC sẽ tìm được cách chuyển tiền tới các nhà thơ này”.

Nhạc sĩ Phạm Duy người chuyên phổ thơ thành nhạc và nàng thơ Khánh Ngọc

Nhạc sĩ Phạm Duy người chuyên phổ thơ thành nhạc và nàng thơ Khánh Ngọc

4. Người nghe sẽ dễ nhớ một bài thơ được phổ nhạc hơn là bài thơ riêng biệt

Để giải thích và giải tỏa hiện tượng này, Eric Henry, một người Mỹ sành âm nhạc, trong một bài báo ngày 5/8/2010, trên mạng, sau khi đánh giá cao tác phẩm dài 10 phút, đã viết : một ca khúc phổ biến (hay đại chúng, popular song) bao giờ cũng có phần giới thiệu toàn bộ các giai điệu và nhạc khí (interlude), thêm phần điệp khúc, hát lại giai điệu chính. 

Từ những phân tích nhạc thuật chính xác, tác giả Eric Henry đã đưa ra một nhận xét tâm lý : quần chúng thích một ca khúc khi sở hữu được một giai điệu, để có thể hát thầm hay hát nhẩm, ví dụ bài “Tiễn em” (Cung Trầm Tưởng-Phạm Duy, 1958) : Lên xe tiễn em đi / chưa bao giờ buồn thế. Thơ không xuất sắc và nhạc cũng thường thôi, nhưng người nghe tâm đắc vì sở hữu.

5. Bài thơ được phổ biến với công chúng

Thực tế từ xa xưa trong nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, thơ với nhạc đã có mối giao duyên đặc biệt. Bằng chứng là nhiều bài hát ru, câu hò, điệu lý, quan họ… trong dòng nhạc dân gian đã được chuyển thể từ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Sự tương tác giữa giai điệu và ca từ được coi là cuộc hôn phối tốt đẹp của cặp đôi nghệ thuật và văn học. Ca từ của một ca khúc hay, đẹp, ý nghĩa và được đặt đúng chỗ sẽ nâng cao giá trị của bài hát, còn việc bài thơ nhờ những giai điệu du dương, trầm bổng giúp cho thăng hoa là chuyện không cần bàn cãi.

Nhạc sĩ Phạm Duy người có gia tài đồ sộ về phổ thơ thành nhạc

Nhạc sĩ Phạm Duy người có gia tài đồ sộ về phổ thơ thành nhạc

Người làm thơ nào cũng mong tác phẩm của mình được phổ biến rộng rãi. Nhưng nếu thơ chỉ được in trên giấy thì khó mong đến được với đa số quần chúng. Ngâm và hát thơ lại là việc không phải ai cũng làm được. Vậy nên không có gì khó hiểu khi càng ngày càng có nhiều nhà thơ tìm đến nhạc sĩ, bỏ tiền ra “nhờ nhạc giúp thơ bay”. 

>> Click để xem tham khảo Dịch vụ phổ nhạc cho bài hát tại Thu Âm Việt

Trong kho tàng âm nhạc - thi ca Việt Nam có một số lượng không nhỏ những ca khúc bất hủ nhờ phổ nhạc từ những bài thơ nổi tiếng: Màu tím hoa sim (thơ Hữu Loan, nhạc Phạm Duy), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Phạm Đình Chương), Khúc thụy du (thơ Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng), Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp), Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu (thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu), Quê Hương (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch)... Những bài thơ nổi tiếng này đôi khi được các nhạc sĩ tài danh mua lại bản quyền với giá rất đắt. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ một bài thơ đã chinh phục được trái tim của hàng vạn độc giả yêu thơ, khi được phổ nhạc thành công cũng sẽ chinh phục hàng triệu khán giả nghe nhạc khác. 

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Danh sách 10 phòng thu âm Quận Gò Vấp uy tín, chất lượng

Danh sách 10 phòng thu âm Quận Gò Vấp uy tín, chất lượng

Sau đây là danh sách phòng thu âm uy tín ở quận Gò Vấp - TP HCM, giúp bạn chọn được địa chỉ đi thu âm bài hát ưng ý nhất về chất lượng và giá cả. Phòng thu âm hiện nay không chỉ để đáp ứng giới văn nghệ sĩ, mà còn dành cho tất cả ai đam mê âm nhạc, muốn thu lại cho mình những ca khúc yêu thích.

Các thiết bị ánh sáng không thể thiếu trong các MV sân khấu chuyên nghiệp

Các thiết bị ánh sáng không thể thiếu trong các MV sân khấu chuyên nghiệp

Âm thanh và ánh sáng là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của một sự kiện trên sân khấu. Các thiết bị ánh sáng sân khấu thường được lựa chọn cẩn thận và tỉ mỉ nhất có thể. Hôm nay Thu Âm Việt sẽ chỉ ra các thiết bị ánh sáng có vai trò quan trọng như vậy.

Cách thiết kế ánh sáng sân khấu hoành tráng và chuyên nghiệp

Cách thiết kế ánh sáng sân khấu hoành tráng và chuyên nghiệp

Ánh sáng sân khấu là yếu tố quan trọng trong một sự kiện, lễ hội. vậy thiết kế ánh sáng làm sao để cho buổi sự kiện được nổi bật nhất và được mọi người cảm thấy sự sang trọng trong buổi sự kiện đó. Hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu về thiết kế ánh sáng sân khấu nhé.

Tìm hiểu toàn cảnh âm nhạc truyền thống Việt Nam xưa và nay

Tìm hiểu toàn cảnh âm nhạc truyền thống Việt Nam xưa và nay

Âm nhạc truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị tinh thần – âm nhạc truyền thống Việt Nam, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!