Tổng hợp danh sách ca sĩ nhạc sĩ dùng thơ sáng tác âm nhạc
Thật ra việc mang thơ vào nhạc, phổ nhạc cho thơ không phải là một trào lưu hay xu hướng xa lạ mà cách làm này đã được nhiều thế hệ nhạc sĩ thực hiện để mang tới các bài hát hay. Dưới đây là tập hợp các ca nhạc sĩ nổi tiếng về phổ thơ thành nhạc.
A. Các ca nhạc sĩ nổi tiếng về phổ thơ thành nhạc
1. Dzũng Chinh
Ông tên thật là Nguyễn Bá Chính sinh ngày 18 tháng 12 năm 1941 trong một gia đình trung lưu tại Bình Cang, Nha Trang, Khánh Hòa. Ông đã tốt nghiệp Trung học Đệ nhị cấp tại Nha Trang với văn bằng Tú tài toàn phần. Sau đó học lên Đại học Luật khoa ở Sài Gòn. Vào thời điểm năm 1961-1962, ông sáng tác bài hát Những đồi hoa sim, nổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung (được khán giả đương thời ưu ái gọi là "Con nhạn trắng Gò Công")
Dzũng Chinh tác giả bài hát những đồi Hoa Sim
Những bài hát được phổ từ thơ là:
- Những đồi hoa sim (thơ Hữu Loan)
- Hai màu hoa (Dzũng Chinh - Bùi Tuấn Anh)
- Tha La xóm đạo (thơ Vũ Anh Khanh)
2. Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất nổi tiếng. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông.
Trịnh Công Sơn với hơn 40 ca khúc nổi tiếng được lưu truyền tới bây giờ
Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ không chuyên (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác). Ông có một bài hát nổi tiếng được phổ nhạc từ thơ là:
- "Cuối cùng cho một tình yêu", Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ thơ của Trịnh Cung
3. Phạm Duy
Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người (bao gồm những nhà nghiên cứu âm nhạc) đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.
Phạm Duy một nhạc sĩ phổ thơ thành nhạc thiên tài
Những bài hát được phổ từ thơ là:
- Ca khúc đầu tay của Phạm Duy là Cô hái mơ, một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính
- "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận);
- "Mộ khúc" (thơ Xuân Diệu),
- "Đưa em tìm động hoa vàng" (thơ Phạm Thiên Thư)
- "Bên ni bên nớ" và "Mùa thu Paris" (thơ Cung Trầm Tưởng),
- "Đây thôn Vĩ Dạ" (thơ Hàn Mặc Tử),
- "Đừng bỏ em một mình" và "Kiếp nào có yêu nhau" (thơ Minh Đức Hoài Trinh).
4. Phan Huỳnh Điểu
Phan Huỳnh Điểu (sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924- mất ngày 29 tháng 6 năm 2015)là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam" và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ.
Phan Huỳnh Điểu là con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam
Những bài hát được phổ từ thơ là:
- Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ)
- Bóng nắng (thơ Vương Tâm)
- Những người đã chết (1946, là ca khúc phổ thơ đầu tiên, sử dụng thơ của Tế Hanh)
- Sang sông (thơ Đào Hồng)
- Mưa miền Trung (thơ Đỗ Thị Thanh Bình)
- Tương tư chiều (thơ Xuân Diệu)
- Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư)
B. Dịch vụ phổ thơ tại Thu Âm Việt
Nếu bạn sáng tác ra bài thơ mà không muốn bị lãng quên, hay các bài thơ đã đóng thành tập mà bị quên lãng lâu ngày không nhớ thì có thể phổ chúng thành nhạc --> tại đây
> Hướng dẫn bạn cách viết bài hát phổ thơ
Thu Âm Việt với kinh nghiệm hơn 10 năm trong thị trường âm nhạc, lĩnh vực sáng tác nhạc tạo ra trên 20.000 sản phẩm âm nhạc phát hành, chúng tôi luôn đề ra tiêu chí “ chất lượng là trên hết “, có những sản phẩm đã làm hài lòng rất nhiều khách hàng và mang lại ấn tượng tốt, phục vụ cho ca sĩ chuyên nghiệp: Ca sĩ hoa hậu kim thoa, ca sĩ Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero), ca sĩ Chí thiện, ca sĩ Hà My (nhạc trữ tình). Thu Âm Việt thiết bị hiện đại uy tín tạo ra dịch vụ phổ thơ thành nhạc tốt nhất. Với kinh nghiệm và uy tín trên chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi đến với dịch vụ phổ thơ thành nhạc của Thu Âm Việt.