Blog

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho buổi biểu diễn có khó hay không?

12/05/2021

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho buổi biểu diễn có khó hay không? Đăng ký bảo hộ quyền tác giả thủ tục như thế nào, hồ sơ như thế nào bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

1. Các trường hợp được bảo hộ

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Theo quy định của pháp luật thì buổi biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
  • Được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định
  • Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

2. Đặc điểm của Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho buổi biểu diễn

– Dấu hiệu của buổi biểu diễn:

  • Phải có sự hiện diện của người biểu diễn. Vì thế, với những cuộc biểu diễn chỉ có âm thanh hay ánh sáng thì không là đối tượng của quyền liên quan.
  • Phải được thực hiện, định hình, phát sóng. Tuy nhiên dấu hiệu định hình không bắt buộc. Đặc điểm này khác với đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.
  • Không nhất thiết phải có khán giả. Trong một số trường hợp, buổi biểu diễn không cần sử dụng những tác phẩm có sẵn.
  • Chủ thể của quyền liên quan là người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Chủ thể quyền liên quan mang tính chuyên nghiệp vì mục đích thương mại.

– Căn cứ xác lập:

  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Chúng ta nên đăng ký quyền bảo hộ tác giả để bảo vệ mình về mặt luật pháp

Chúng ta nên đăng ký quyền bảo hộ tác giả để bảo vệ mình về mặt luật pháp

– Về điều kiện:

Đối tượng của quyền liên quan chỉ được bảo hộ với 2 điều kiện:

  • Có tính nguyên gốc: Không sao chép, được tạo ra một cách độc lập
  • Có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.

– Về nội dung:

  • Quyền liên quan đến quyền tác giả chủ yếu có quyền tài sản.
  • Chỉ người biểu diễn có quyền nhân thân
  • Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư cho buổi biểu diễn thì được bảo hộ cả hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản.
  • Tác giả hay chủ sở hữu cuộc biểu diễn có quyền biểu diễn trước công chúng, định hình cuộc biểu diễn, sao chép trực tiếp hay gián tiếp cuộc biểu diễn, phân phối bản gốc hoặc bản sao đến công chúng.

Quyền bảo vệ tác giả bao gồm quyền nhân thân và cả quyền tài sản

Quyền bảo vệ tác giả bao gồm quyền nhân thân và cả quyền tài sản

3. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ buổi biểu diễn

* Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký
  • Bản tóm tắt nội dung buổi biểu diễn
  • Hai bản sao bản định hình cuộc biểu diễn
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

* Lưu ý: 

  • Các tài liệu phải được nộp bằng tiếng Việt; trường hợp bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng, chứng thực.
  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho buổi biểu diễn, khách hàng nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy từ hợp lệ, Cục có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho buổi biểu diễn cho bạn. Trường hợp từ chối cấp thì phải có thông báo bằng văn bản và nêu lý do từ chối.

Dịch vụ tham khảo:

 >> Dịch vụ phòng thu âm chuyên nghiệp

>> Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

>> Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí

>> Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Bài viết liên quan

>> Đẩy mạnh bảo vệ quyền tác giả của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

>> Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ đối với ngành âm nhạc hiện nay

>> Quyền tác giả hòa âm phối khí là gì? Trước khi làm nhạc sĩ cần phải biết những điều này

>> Cách để không bị vi phạm bản quyền Youtube không phải ai cũng biết

>> Vi phạm bản quyền âm nhạc bị phạt bao nhiêu tiền?

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!