Blog

Luật bản quyền âm nhạc là gì? Nên đăng ký mua bản quyền âm nhạc ở đâu?

06/03/2021
Trong thời buổi công nghệ hiện nay, các trang mạng xã hội âm nhạc-video đã và đang phát triển không ngừng. Tuy nhiên, kéo theo đó là hàng loạt các vụ việc liên quan đến bản quyền đặc biệt là ở Việt Nam. Nước ta chỉ mới bắt đầu có sự đề cao của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng gần đây. Hôm nay các bạn hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu về Luật bản quyền âm nhạc là gì? Nên đăng ký mua bản quyền âm nhạc ở đâu? nhé.

1. Bản quyền là gì?

Để tìm hiểu luật bản quyền âm nhạc là gì thì chúng ta nên hiểu rõ trước tiên là khái niệm về "Bản quyền" - trong tiếng anh gọi là Copyright,.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi một người tạo tác phẩm gốc - cố định trong một phương tiện vật lý (đa phần là tờ giấy), họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Là chủ sở hữu bản quyền, họ có độc quyền sử dụng tác phẩm đó. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm của họ hay không mà thôi.

Phân loại tác phẩm được bảo vệ bản quyền:

  • Tác phẩm nghe nhìn: chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm và sáng tác nhạc
  • Tác phẩm viết: chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm hình ảnh: chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch, chẳng hạn như vở kịch và nhạc kịch

Bản quyền là khái niệm mà nhiều người còn rất mơ hồ

Bản quyền là khái niệm mà nhiều người còn rất mơ hồ về nó

Những quan niệm sai lầm phổ biến về bản quyền:

  1. Ghi công chủ sở hữu bản quyền nghĩa là bạn có thể sử dụng nội dung của họ
  2. Tuyên bố rằng video "phi lợi nhuận" có nghĩa là bạn có thể sử dụng bất kỳ nội dung nào
  3. Những người sáng tạo khác làm vậy nên bạn cũng có thể làm như vậy
  4. Bạn có thể sử dụng nội dung trong một CD hoặc DVD hoặc nội dung trên iTunes mà bạn đã mua
  5. Nội dung mà bạn tự ghi lại từ TV, rạp chiếu phim hoặc đài phát thanh đều không có vấn đề gì
  6. Tuyên bố rằng bạn "không cố ý vi phạm bản quyền"
  7. Nội dung có bản quyền chỉ xuất hiện một vài giây thì không sao

2. Luật bản quyền âm nhạc là gì?

Luật bản quyền âm nhạc là một khái niệm không quá mới tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới và được hiểu cơ bản rằng: Luật bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo hộ tác phẩm của người sáng tác. Khi Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. 

Tuy nhiên để thật sự hiểu, vận dụng và bảo vệ được các sản phẩm sáng tạo của mình thì bản thân nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ vẫn chưa thực sự nắm vững dẫn đến nhiều rủi ro, rắc rối trong quá trình phát triển.

Bản quyền âm nhạc nằm trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm một số quyền khác liên quan và bổ sung cho nhau như:

  • Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

nếu bạn đang là một tác giả, một nhạc sĩ thì luật bản quyền âm nhạc chắc chắn bạn phải nắm rõ

Nếu bạn đang là một tác giả, một nhạc sĩ thì luật bản quyền âm nhạc chắc chắn bạn phải nắm rõ 

>> Luật sở hữu trí tuệ là gì? Luật sở hữu trí tuệ trong ngành âm nhạc mà các ca sĩ, nhạc sĩ cần lưu ý

3. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền âm nhạc:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền tác giả;

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ sở pháp lý đầu tiên để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh đến bài hát, tác phẩm âm nhạc;

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền yêu cầu các cá nhân/tổ chức chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, hoặc yêu cầu các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một cơ sở để các chủ thể khác biết được tác phẩm âm nhạc, bài hát đó của ai, để từ đó, đưa ra những quyết định chính xác về việc nhận chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc theo đúng quy định của pháp luật;

4. Nên đăng ký mua bản quyền âm nhạc ở đâu?

Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

 Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

Tuy nhiên bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đăng ký bản quyền âm nhạc giúp bạn và Thu Âm Việt sẽ giúp bạn ở giai đoạn này. Những tác phẩm bạn có sử dụng dịch vụ tại Thu âm Việt bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn ủy quyền qua trung gian là Thu Âm Việt để đăng ký giúp bạn.

Click vào đây ---> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên. 

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 5223/VPCP-KGVX V/v kiến nghị bản quyền tác giả âm nhạc

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2008

Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Xét đề nghị của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc ViệtNam thuộc Hội nhạc sĩ Việt Nam (công văn 373/CV-QTG /2008 ngày 09 tháng 6 năm2008) về việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến bản quyền tácgiả trong lĩnh vực âm nhạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến như sau:

Yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết kiến nghịcủa Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam theo đúng quy định của phápluật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giải quyết trước ngày 30 tháng 8 năm2008.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ biết và thực hiện./.

Nơi nhận:- Như trên;- Thủ tướng, PTTg Nguyễn Thiện Nhân;- Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN;- VPCP: BTCN, PCN Trần Quốc Toản, Vụ TH, TTĐT;- Lưu: VT, KGVX (3).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆMPHÓ CHỦ NHIỆMTrần Quốc Toản

Mẫu công văn 5223/VPCP-KGVX kiến nghị bản quyền tác giả âm nhạc

Thực hiện: Thu Âm Việt

Bài viết liên quan:

>> Bản quyền âm nhạc là gì? Những điều nên biết về bản quyền âm nhạc

>> Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ đối với ngành âm nhạc hiện nay

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!