Điểm danh tổng hợp các Diva hàng đầu Việt Nam hiện nay
Chắc mọi người ai cũng đã từng nghe đến từ diva tuy nhiên ít ai có thể hiểu được diva là gì. Vậy hãy để Thu m Việt giúp các bạn định nghĩa diva là gì và các diva hàng đầu tại Việt Nam.
Bản quyền âm nhạc không còn là khái niệm mới tại Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam mới bắt đầu có sự đề cao của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng. Hôm nay các bạn hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu về bản quyền âm nhạc nhé này nhé.
Bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo hộ tác phẩm của người sáng tác. Khi Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Bản quyền âm nhạc là quyền bảo hộ người sáng tác
Bản quyền âm nhạc nằm trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm một số quyền khác liên quan và bổ sung cho nhau như:
Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả căn cứ thì tác phẩm âm nhạc và tác phẩm sân khấu được bảo hộ trọn đời.
Nếu bạn muốn cover một bài hát nhưng có ghi âm, ghi hình và lan tỏa hoặc là sử dụng một sản phẩm âm nhạc vào sản phẩm của bạn thì bạn cần xin phép tác giả sở hữu sản phẩm âm nhạc đó dù là mục đích thương mại hay phi thương mại.
Cover bài hát không xin phép là vi phạm bản quyền âm nhạc
Trên thực tế, đôi khi các sản phẩm với mục đích phi thương mại, các tác giả thường ít quan tâm đến, nhưng một khi sản phẩm đó trở nên thành công, mang lại lợi ích về kinh tế, danh tiếng cho người thực hiện sản phẩm đó, lúc này tác giả hoặc bên sở hữu bản quyền có quyền yêu cầu bạn chi trả các lợi ích từ sản phẩm phái sinh đó. Nếu cần thiết, họ có quyền yêu cầu bạn tháo bỏ, thu hồi các sản phẩm đó và không cấp quyền sử dụng cho bạn vì sự thiếu tôn trọng các quyền của tác giả.
Tại Thu Âm Việt chúng tôi có các dịch vụ sáng tác nhạc (xem tại đây) và đào tạo sáng tác nhạc(xem tại đây). Như vậy bạn sẽ có những bài hát riêng của chính mình và chính các bạn sẽ là chủ sở hữu những ca khúc của mình
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.
Đăng ký bản quyền âm nhạc
Tuy nhiên bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đăng ký bản quyền âm nhạc giúp bạn và Thu Âm Việt sẽ giúp bạn ở giai đoạn này. Những tác phẩm bạn có sử dụng dịch vụ tại Thu âm Việt bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn ủy quyền qua trung gian là Thu Âm Việt để đăng ký giúp bạn.
>> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ
Thủ tục Đăng ký bản quyền âm nhạc sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền âm nhạc
Các thông tin sẽ bao gồm: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc. Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc. Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả tại Hà nội hoặc 02 văn phòng Cục tại HCM và Đà Nẵng
Cục bản quyền tác giả
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc. Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khi nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ
Bước 5: Cuối cùng là nộp lệ phí đăng ký bản quyền và nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bản quyền
Như vậy Thu Âm Việt và bạn đã cùng tìm hiểu về những điều cơ bản của bản quyền âm nhạc. Hãy cùng Thu Âm Việt chung tay bảo vệ bản quyền âm nhạc và tôn trọng bản quyền của những người nghệ sĩ sáng tác bạn nhé. |
Dịch vụ tham khảo: >> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ |
Bài viết liên quan: >> Hòa âm phối khí ca khúc chuyên nghiệp tại TPHCM |
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng