Hướng dẫn xuất file trong phần mềm Cubase
Sau khi đã chỉnh hết tất cả các hiệu ứng, có thể ta sẽ phải chỉnh các hiệu ứng ra vào bản nhạc. Nếu cần “Fade Out” ở cuối bản nhạc và “Fade In” ở đầu bản nhạc.
Năm 2021, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đẩy mạnh áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật, các mục tiêu khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.
"Theo báo cáo của bộ phận Pháp chế, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), tình trạng vi phạm quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực biểu diễn, tổ chức biểu diễn những năm gần đây lên tới gần 140 chương trình biểu diễn."
>> tìm hiểu về luật sở hữu trí tuệ với ngành âm nhạc hiện nay
Với trách nhiệm của một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, khi phát hiện các trường hợp vi phạm hoặc khi các quyền, các tác phẩm âm nhạc thuộc phạm vi quản lý và bảo vệ của VCPMC có nguy cơ bị xâm phạm, VCPMC đều đã nỗ lực gửi cảnh báo và đề nghị yêu cầu trả tiền nhuận bút sử dụng tác phẩm đến các đơn vị tổ chức biểu diễn.
VCPMC đã đứng ra giải quyết thành công nhiều trường hợp vi phạm bản quyền, như: nhạc sĩ Tôn Thất Lập đề nghị gỡ bỏ 1 video trên YouTube do sử dụng bài hát “Oẳn tù tì” khi chưa có sự cho phép của ông; nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị gỡ bỏ clip quảng cáo vi phạm bản quyền bài hát “Xúc xắc xúc xẻ”; nhạc sĩ Lương Bằng Quang đề nghị một thương hiệu bồi thường vì sử dụng tác phẩm “Tung bay” của anh trong video quảng cáo và đề nghị nhóm “Mặt trời đỏ” xin lỗi tác giả vì sử dụng “Dáng tiên xuân ngời” không xin phép. Tác giả Chu Công Cương đề nghị gỡ bỏ 4 video vi phạm trên YouTube sử dụng tác phẩm “Biển đảo Tổ quốc em”…
>> Tìm hiểu quyền tác giả hòa âm phối khí
VCPMV - Trung tâm bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam
Trong số các vụ kiện do VCPMC tiến hành trong năm 2020 thì có 8 vụ liên quan tới biểu diễn, thắng kiện 01 vụ (VCPMC khởi kiện Cty TNHH Multimedia Ngọc Việt tổ chức chương trình biểu diễn “Để nhớ một thời ta đã yêu 6 – Một thuở yêu người” tại Nhà hát Hòa Bình - TP.HCM, TAND Hà Nội xét xử ngày 17/09/2020 tuyên VCPMC thắng kiện, bản án đã có hiệu lực pháp luật); 05 vụ VCPMC rút đơn khởi kiện do bị đơn khắc phục một phần vi phạm hoặc bị đơn ngừng hoạt động; 08 vụ đang trong tiến trình tố tụng.
Tuy nhiên, theo VCPMC, trên thực tế, không ít đơn vị vi phạm tìm cách né tránh, trì hoãn hoặc không thực hiện quy định xin phép, trả tiền sử dụng quyền tác giả, dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả bị xâm phạm, thiệt hại và không được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc cho các tác giả.
Với những ai hiểu biết về công việc của VCPMC, đều hiểu rằng việc đòi lại công bằng cho các tác giả không hề đơn giản. Còn nhớ, thời gian đầu thành lập Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh thời nhiều lần bơ phờ, mệt mỏi khi chính ông đích thân đi đòi quyền lợi cho các tác giả.
Những vụ đụng độ ầm ĩ và cuộc khẩu chiến dai dẳng kéo dài nhiều năm, cho thấy, phải có một sự say mê thì người nhạc sĩ tài hoa này mới quyết tâm dừng hết cả chuyện sáng tác để đi đòi công lý cho các đồng nghiệp và cho chính mình. Việc đòi công lý của ông, người hiểu, người không hiểu cũng gây ra những vụ tranh cãi, đôi co kéo dài một thời gian.
Đòi lại quyền tác giả là mục tiêu cấp bách trong năm 2021
Với sự nhiệt huyết của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn… VCPMC ngày càng thu hút các nhạc sĩ tới gửi gắm đứa con tinh thần của mình. Số lượng thành viên ký hợp đồng ủy quyền tại VCPMC trong năm 2020 là 276 tác giả. Tổng số thành viên viên ký hợp đồng ủy quyền tại VCPMC đến nay là 4.540 tác giả.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt lĩnh vực hoạt động truyền thống VCPMC như nhạc sống, nhạc nền bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc mạnh dạn chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0, tập trung nhân lực, kỹ thuật vào các lĩnh vực truyền thông, truyền hình nên hoạt động cấp phép vẫn giữ được đà tăng trưởng, số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu là hơn 150 tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2019. VCPMC đã thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả với số tiền (đã trừ phí quản lý) là hơn 107 tỷ đồng.
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc VCPMC cho biết, cho tới thời điểm này, VCPMC đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới, số lượng hợp đồng ký kết trong năm 2020 tăng khoảng 10% so với năm 2019.
Mặc dù tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn của các CMOs trên thế giới cũng bị sụt giảm rất nhiều, nhưng nguồn thu từ nước ngoài của VCPMC vẫn tăng trưởng mạnh, đến thời điểm này tăng 82% so với năm ngoái từ gần 2 tỷ đồng lên hơn 3 tỷ đồng do tốc độ tăng trưởng lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài.
Hiện tại việc quản lý và cấp phép kho tác phẩm nước ngoài được sử dụng và khai thác tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý quyền của VCPMC.
Đối với lĩnh vực ứng dụng nghe nhạc trên thiết bị thông minh, VCPMC đang tiếp tục rà soát các app trên hệ điều hành Android, IOS, lên kế hoạch để yêu cầu các đơn vị trả tiền sử dụng nhạc, đồng thời đề nghị Google, Apple gỡ bỏ các ứng dụng không thực hiện quyền tác giả hoặc các ứng dụng không xác định được chủ sở hữu.
Năm 2021, VCPMC đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ phương thức đo đếm số lượng và lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau đến cung cấp thông tin phân phối cho các tác giả thành viên.
Dịch vụ tham khảo: >>> Dịch vụ thu âm chuyên nghiệp >>> Dịch vụ quay MV phòng thu - sân khấu >>> Khóa đào tạo sản xuất nhạc |
Bài viết liên quan: >>> Hướng dẫn cách cầm micro đúng cách >>> Cách luyện giọng để trở thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp |
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Khách hàng