Blog

Cách luyện giọng để trở thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

05/11/2020
Chắc hẳn các bạn ở đây thuở nhỏ ai cũng yêu thích loạt phim hoạt nổi tiếng như Doraemon, Conan, Naruto,... Và cũng nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao họ có thể lồng tiếng hay đến như vậy. Sau đây Thu Âm Việt sẽ làm rõ cho các biết cách lồng tiếng của người làm phim hoạt hình và hướng dẫn cho các bạn biết cách lồng tiếng phim hoạt hình hay.

1. Lồng tiếng phim hoạt hình là gì?

  • Lồng tiếng cho các bộ phim hoạt hình là công việc “khớp tiếng” cho các nhân vật hoạt hình, hoặc thay diễn viên trong những phim không thể thu thanh trực tiếp, những cảnh không thu được lời thoại, hoặc do giọng của diễn viên đảm nhận không phù hợp với nhân vật.
  • Lồng tiếng phim hoạt hình được xem là một trong những loại hình thu âm đặc biệt so với các loại hình lồng tiếng khác, lồng tiếng phim hoạt hình yêu cầu nhiều kỹ năng đặc biệt hơn như: giọng đọc phải phù hợp với cá tính từng nhân vật, thể hiện được câu thoại tự nhiên, ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và đặc biệt có kinh nghiệm trong việc đọc khớp với hình ảnh có sẵn.

>> Bật mí dàn diễn viên lồng tiếng cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng

Đặng Hoàng Khuyết- Chàng trai có một chất giọng nhí nhảnh, mang màu sắc trẻ con trong các bộ phim hoạt hình

2. Cách lồng tiếng phim hoạt hình hay

Bước 1: Tập đọc thành tiếng

  • Đọc thành tiếng rõ ràng là kỹ năng thiết yếu trong lĩnh vực lồng tiếng, nhất là khi công việc đòi hỏi bạn đọc từ máy nhắc chữ hay kịch bản. Bạn hãy thường xuyên đọc thành tiếng sách, tạp chí hay mẩu tin trên báo để quen dần. Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày luyện đọc. Thực hành phát âm và cải thiện ngữ điệu. Thử đổi giọng khi đọc cho thêm phần thử thách.
  • Thực hành đọc nhiều tài liệu đa dạng để cải thiện giọng. Bạn có thể bắt đầu với tác phẩm của tác giả tiến sĩ Seuss, sau đó chuyển sang phim Người Lùn và rồi thử thách bản thân với thi ca. Đừng bao giờ cho rằng mình đang đọc, bạn nên coi là đang biểu diễn nghệ thuật. Nhiệm vụ của người theo nghề này là thổi hồn vào từng con chữ.

Tập đọc thành tiếng

Bước 2: Thu âm giọng đọc

  • Thử độc thoại hoặc đọc kịch bản và Thu âm. Nghe đi nghe lại và rút ra kinh nghiêm cho bản và tự ghi chú để rút kinh nghiệm cho bản thân. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe tiếng nói của chính mình! Giọng trong bản thu không phải lúc nào cũng giống như giọng nói bình thường hàng ngày. Chú ý sự thay đổi này và làm quen với giọng trong bản thu để có thể diễn đạt hiệu quả qua micro.
  • Ngoài ra nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề thu âm và muốn tăng thêm phần hiệu ứng kịch tính hấp dẫn trong giọng đọc bạn có thể đến một số phòng thu âm chuyên nghiệp quy tính để phần thu âm giọng đọc của mình được tốt hơn bạn có tham khảo phòng thu âm chuyên nghiệp. Tại đây với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiệt tình vui vẻ, có kỹ năng chuyên môn cao cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn cải khả truyền tải thông tin nội dung cảm xúc của giọng đọc, giọng hát của đến người nghe được tốt hơn. 

Thu âm giọng đọc

Bước 3: Sử dụng cơ hoành

  • Bạn hãy nghe xem mình sử dụng giọng mũi, cổ, ngực hay bụng. Giọng mũi nghe không hay và the thé, giọng cổ nghe rất bé, giọng ngực nghe hay, nhưng giọng bụng mới là mạnh mẽ và tuyệt nhất.
  • Để phát triển giọng bụng, bạn cần thực hành hít thở sâu và theo dõi quá trình nâng lên hạ xuống của cơ hoành. Lấy hơi từ bụng và tạo ra tiếng, chẳng hạn như cười hay ngáp.
  • Khi bạn đã thành thục, vấn đề bây giờ chỉ còn là giữ giọng. Giáo viên thanh nhạc có thể giúp bạn phát âm từ cơ hoành.

Bước 4: Thực hành luyện giọng

  • Một số bài tập nhất định có thể giúp kiểm soát và cải thiện giọng. Đa số đều coi việc lấy hơi là nền tảng. Thử ngân nga một thang âm bằng cách thổi vào ống hút để tập điều khiển làn hơi.

Thực hành luyện tập

  • Bạn có thể nằm trên sàn, hít vào thật sâu và thở ra, hãy tạo âm “sh” khi thở ra. Thậm chí, chỉ một việc đơn giản như ngồi thẳng lưng và vai duỗi về phía sau cũng sẽ tạo nên sự khác biệt trong tiếng nói.

Bước 5: Bắt chước giọng diễn viên nổi tiếng hoặc nhân vật hư cấu

  • Học nhại giọng giúp xây dựng sự linh hoạt, nhận biết cao độ, âm sắc và cung cấp chất liệu tốt để bạn đưa vào bản thu mẫu. Nghệ sĩ lồng tiếng không cần phải là người theo trường phái ấn tượng, nhưng nếu có khả năng đổi giọng thì thật hữu ích. Điều này khiến bản thân trở nên đa năng hơn và cũng bổ trợ diễn xuất.
  • Cố gắng đọc sao cho không chỉ khớp khẩu hình người đó mà còn phù hợp tính cách họ để đem lại cảm giác chân thật hơn là chỉ nhại tiếng.

Bắt chước giọng diễn viên hoặc nhân vật hư cấu

Bước 6: Ứng khẩu trong lốt nhân vật

  • Ứng khẩu là kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực lồng tiếng vì đạo diễn mong đợi điều này. Kỹ năng này giúp diễn viên thật sự hóa thân thành nhân vật và tư duy giống họ.
  • Sau khi đã nhập vai, bạn hãy thử sáng tạo câu chuyện hài hước dựa theo hoàn cảnh của nhân vật đó. Nếu cần trợ giúp, bạn có thể nhờ bạn bè đưa ra câu hỏi và đặt mình vào vị trí nhân vật để đáp lại.
Trên đây là những chia sẻ của Thu Âm Việt trong lĩnh vực lồng tiếng phim dành riêng cho các bạn có đam mê trong ngành công nghiệp này. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ cách để trở thành diễn viên lồng tiếng phim và tự lên kế hoạch cho mình trong con đường sự nghiệp tương lai. Thu Âm Việt chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống và đạt được thành công trong lĩnh vựng nghề nghiệp mà bạn yêu thích.

Các bài viết liên quan:

>> Melody là gì? và những thuật ngữ cần biết trong âm nhạc

>> Hoà âm phối khí trong âm nhạc

>> Cách hát karaoke hay dành cho bạn

>> Ngành nghề hoà âm - phối khí

>> Quy trình sản xuất âm nhạc

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!