Blog

Tiền bản quyền sản phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài đã tăng hơn 1,6 tỷ

06/05/2021
Bản quyền sản phẩm âm nhạc Việt Nam tăng 12% so với năm 2019 và thu tới hơn 150 tỷ đồng và riêng về bản quyền tác phẩm âm nhạc nước ngoài đã thu được hơn 1,6 tỷ so với năm 2019.

Tuy tình hình dịch covid- 19 diễn ra phức tạp doanh thu của ngành nghệ thuật sụt giảm cụ thể là ngành biểu diễn, nhưng số tiền sử dụng bản quyền tác giả âm nhạc từ nước ngoài lại tăng. Ngày 13/1 Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết  số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) đạt hơn 150 tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2019. Cũng trong năm 2020, Trung tâm đã thực hiện 4 đợt chi trả với số tiền khoảng 107,5 tỷ đồng cho các chủ sở hữu quyền tác giả. Dự kiến trong tháng 1/2021, Trung tâm sẽ tiếp tục chi trả 36 tỷ đồng đến các chủ sở hữu quyền tác giả.

> Bản quyền âm nhạc là gì? Cách đăng ký bản quyền âm nhạc

Một con số đáng ngạc nhiên là số tiền bản quyền thu được từ các sản phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài tăng tới 82% so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 2 tỷ năm 2019 tăng lên 3,6 tỷ tức là tăng 1,6 tỷ so với năm 2019  kết quả trên có được là do năm 2020, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã tiếp tục mở rộng hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới.

Tới thời điểm này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Trong đó, các tổ chức mới ký trong năm 2020 gồm: SAZAS (Slovenia), STEF (Ireland), RSAU (Rwanda), SAYCE (Ecuador), BSCAP (Belize), UNISON (Tây Ban Nha).

Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn của các tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới bị sụt giảm rất nhiều, nhưng nguồn thu từ nước ngoài của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn tăng trưởng do tốc độ tăng trưởng lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ COMPASS (Singapore), JASRAC (Nhật Bản), SACEM (Pháp), ASCAP (Mỹ), GEMA (Đức), APRA AMCOS (Australia)...

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam họp báo tổng kết tại Hà Nội ngày 13-1

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam họp báo tổng kết tại Hà Nội ngày 13-1

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết, mối quan hệ hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới không chỉ giúp quảng bá và bảo vệ kho tác phẩm âm nhạc Việt được khai thác tại nước ngoài, mà còn giúp bảo vệ kho tác phẩm nước ngoài của các chủ sở hữu nước ngoài được khai thác ở Việt Nam.  

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn nhấn mạnh: Năm 2020, Trung tâm đã nhận định tình hình ngay từ sớm, khi một loạt lĩnh vực trọng điểm, truyền thống có thể thu phí như nhạc "sống", nhạc nền, chương trình biểu diễn nghệ thuật… bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng dịch COVID-19. Trung tâm đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung vào việc khai thác và bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm tốt nhất vào mọi hoạt động. Đặc biệt, Trung tâm đã đàm phán thành công với Google; Youtube, Facebook; Apple; Tiktok; Spotify; MOOV; Star Maker… để quản lý chặt chẽ trên toàn bộ không gian mạng trong việc khai thác các tác phẩm âm nhạc Việt Nam, đảm bảo tối đa lợi ích của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong năm 2021 tiếp theo, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trong công tác tập huấn, tuyên truyền, thực thi bảo hộ quyền tác giả. Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ phương thức đo đếm số lượng, lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau đến cung cấp thông tin phân phối cho các tác giả thành viên. Trung tâm áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật; khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.

Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chú trọng việc chăm sóc, phát triển hội viên, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các tác giả thành viên; đẩy nhanh tiến độ ký các hợp đồng ủy quyền theo mẫu hợp đồng ủy quyền mới, củng cố cơ sở pháp lý nhằm quản lý khai thác và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả thành viên Trung tâm.

Thông tin trên về bản quyền tác giả nước ngoài tăng lên 82%  so với năm 2019 được Thu Âm Việt tổng hợp.

*Đăng ký bản quyền âm nhạc ở đâu?

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.

Tuy nhiên bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đăng ký bản quyền âm nhạc giúp bạn và Thu Âm Việt sẽ giúp bạn ở giai đoạn này. Những tác phẩm bạn có sử dụng dịch vụ tại Thu âm Việt bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn ủy quyền qua trung gian là Thu Âm Việt để đăng ký giúp bạn.

>> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ

Bài viết liên quan

>> Giật mình nhiều lần với Sơn Tùng MTP “Muộn rồi mà sao còn” gây sự bất ngờ vậy, bạn thân bị cũng bị nhắc tên

>> Nguyễn Hoàng Bảo Đại - Chàng Kỹ Sư sáng tác nhạc bằng AI và người thứ 3 tại Việt Nam làm việc cho Google

>> Đen Vâu và Binz tung bài hát mới lúc 5 giờ sáng - Cho Mình ‘Em’ là Châu Bùi

>> Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc xuất hiện rạng ngời cùng dàn nghệ sĩ nổi tiếng sau bão Antifan

>> Drama "Trà xanh" là gì mà lại hot đến vậy? Có liên quan đến Sơn Tùng MTP, Hải Tú và Thiều Bảo Trâm?

>> Nam ca sĩ The Weeknd gây sốc với tạo hình hoàn toàn mới

>> Jack tung Trailer bài hát mới tuyên chiến Sơn Tùng MTP?

>> Sơn Tùng M-TP kết hợp với Diễn viên Hải Tú tung ra ca khúc Chúng ta của hiện tại

Dịch vụ tham khảo

>> Dịch vụ thu âm TVC quảng cáo

>> Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

>> Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí

>> Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!