Trong thực tế, Quy trình sản xuất âm nhạc của Thu Âm Việt sẽ có 4 bước: Viết lời bài hát + Melody, hòa âm phối khí, ca sĩ thu âm và bước cuối cùng là một sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé !!!
Quy trình sản xuất nhạc TVC quảng cáo thương hiệu Midkid
Nhạc thương hiệu công ty:
Quy trình sản xuất nhạc thương hiệu công ty Nam Sung
Nhạc bolero:
Quy trình sản xuất ca khúc Hát Về Phù Cát Quê Tôi - ST: Nguyễn An Đệ
Để thấu hiểu hơn về quy trình sáng tác và sản xuất một bài hát, trong bài viết này Thu Âm Việt xin chia sẻ về quá trình cũng như những công đoạn trong thực hiện một dự án âm nhạc.
Hy vọng rằng, qua bài viết này Thu Âm Việt sẽ chỉ ra được quy trình các công đoạn chính trong việc sản xuất âm nhạc (Music Production) nhằm tạo ra sự kết nối với quý khách hàng, những đối tác, những nghệ sĩ đã và đang hợp tác cùng Thu Âm Việt để tạo ra những sản phẩm nhạc thành công.
1. Sáng tác lời bài hát và viết giai điệu cho ca khúc
Đây có lẽ là công đoạn khởi đầu của hầu hết các ca khúc vì trong một số trường hợp nghệ sĩ sẽ làm song song việc viết giai điệu và ca từ cùng với hoà thanh phối khí hoặc thậm chí phác thảo 1 đoạn nhạc beat trước rồi sau đó lên ý tưởng giai điệu trên nền nhạc đó (phổ biến trong dòng nhạc hip-hop/rap). Ngày xưa, người nhạc sĩ thường là những người có kiến thức về âm nhạc như khả năng viết nốt nhạc (ký âm), khả năng chơi đàn. Những nhạc sĩ giỏi thường biết cả về hòa âm (hiểu một cách đơn giản, hòa âm là việc lựa chọn những hợp âm phù hợp với cảm xúc của giai điệu và lời hát) thậm chí phối khí (Một công đoạn lựa chọn, phân chia và phối trộn các loại nhạc cụ dựa trên âm sắc, đặc tính nhạc cụ để tạo nên cảm xúc thăng hoa cho bài hát).Thời nay, một người nhạc sĩ có thể không cần quá nhiều những kiến thức hoặc kỹ năng quá sâu về âm nhạc, bởi đã có những ứng dụng thu âm trên máy tính, điện thoại… giúp người nhạc sĩ có thể ghi lại ngay những ý tưởng âm nhạc và hiện thực hóa ý tưởng của mình chỉ bằng một email cho nhạc sĩ hòa âm phối khí trên máy tính.
Sáng tác lời bài hát rất quan trọng để quyết định thành bại của một sản phẩm âm nhạc
Trong các trường hợp còn lại, người viết ca khúc (songwriter) thường lên ý tưởng giai điệu và đệm theo bằng 1 nhạc cụ đa âm như guitar hay piano để truyền tải một cách sơ khai ý đồ về mặt hoà thanh và nhịp điệu cho bài hát (thêm 1 lý do để các bạn muốn theo đuổi nghiệp sáng tác học đàn guitar hoặc piano nhé xD). Sau đó, hoặc họ tự soạn bản phối cho bài hát hoặc bàn giao cho 1 nhạc sĩ phối khí / nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (record producer) để họ chế biến giai điệu của người sáng tác thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Cùng điểm qua một số thứ mà một người nhạc sĩ sáng tác cần làm để có thể sáng tạo ra một sáng tác phẩm hay.
Những thanh âm điệu thức giúp tác phẩm biểu đạt được cảm giác về một vùng miền, một đất nước, một màu sắc
Những nguyên tắc lôgic trong âm nhạc như nhạc tố (motif), nhịp điệu 4 ô nhịp (4 bars rhythm), các cấu trúc, bố cục phân đoạn… giúp bản nhạc có được sự chặt chẽ, mạch lạc
Những kiến thức về thể loại âm nhạc giúp khả năng sáng tác đa dạng hơn thổi hồn vào ca khúc, tạo ra những cảm giác về màu sắc, không gian mới lạ độc đáo
Vốn từ, cách gieo vần, những yếu tố thơ, ngôn ngữ, những biện pháp tu từ… giúp lời hát bay bổng hoặc chân thật, miêu tả được những thứ đời thường với một cách hoa mỹ hơn đồng thời tránh những lỗi ngôn ngữ nghịch giai điệu như cưỡng âm
Những kiến thức về quãng giọng, phát âm, kỹ thuật thanh nhạc giúp việc đặt ca từ phù hợp với khả năng hát của người ca sĩ.
Hoà âm ( hòa thanh) là việc chọn ra ở từng thời điểm các nốt nhạc vang lên cùng lúc với giai điệu bài hát để tạo nên sự gắn kết hoà hợp giữa các nốt nhạc, tôn lên giai điệu cũng như thể hiện được cảm xúc hoặc thông điệp mà bài hát muốn truyền tải.
Phối khí (Instrumentation) là việc phối hợp nhiều nhạc cụ với nhau để hiện thực hóa phần hòa thanh một cách hiệu quả.
Nếu như hòa âm là lựa chọn những hợp âm phù hợp, hài hòa với cảm xúc, sắc thái của giai điệu, ca từ bài hát thì phối khí lại là lựa chọn những loại nhạc cụ với đặc tính, màu sắc đặc trưng rồi vào nhạc cụ đó những câu cú phù hợp nhất giúp tôn vinh cảm xúc tác phẩm, nâng tác phẩm lên một tầm cao mới.
Khi thực hiện hoà thanh phối khí cho 1 ca khúc, một phần việc cực quan trọng là sắp xếp bố cục của bài hát (Arrangement). Bạn hãy tưởng tượng mỗi bài hát giống như một câu chuyện được kể bằng âm thanh vậy: được chia làm nhiều trường đoạn và cần có sự phát triển về mặt cao trào cảm xúc. Ví dụ, một cấu trúc phổ biến của một bài hát là:
Intro (Dạo đầu)
Verse 1 (Lời 1)
Chorus 1 (Điệp khúc 1)
Interlude (Dạo giữa)
Verse 2 (Lời 2)
Chorus 2 (Điệp khúc 2)
Một khía cạnh khác của công đoạn Hoà thanh phối khí bạn cũng nên biết là Sound Design (dịch nôm na là thiết kế âm thanh). Cùng một nốt nhạc nhưng chơi bởi mỗi nhạc cụ khác nhau sẽ tạo ra các âm sắc (timbre) khác nhau. Đó là cách mà bạn nhận biết được âm thanh các nhạc cụ khác nhau – bởi âm sắc của nó phụ thuộc vào cơ chế tạo ra âm thanh của nhạc cụ. Ví dụ đàn piano tạo ra âm thanh bằng việc điều khiển những chiếc búa bên trong đàn gõ vào dây – mỗi nốt nhạc phát ra đanh, attack ngắn và decay nhanh, đặc trưng cho các nhạc cụ bộ gõ (nếu bạn chưa rõ những khái niệm này cũng đừng lo mình sẽ viết bài chi tiết cụ thể hơn trong tương lai). Đàn violin tạo ra âm thanh bằng cách miết / chà xát 2 đoạn dây vào nhau, mỗi nốt nhạc phát ra có thể giữ được rất lâu (sustain) và âm sắc du dương. Ngoài các nhạc cụ truyền thống, với sự ra đời của đàn synthesizer (hay gọi tắt là synth), các nhà sản xuất âm nhạc có thể điều khiển tín hiệu điện để tạo ra một thế giới âm sắc đa dạng mà không thể nào thể hiện được trên các nhạc cụ truyền thống (ví dụ tiếng FM synth dùng rất nhiều trong nhạc Pop những năm 80 hay đương đại hơn là tiếng wobble bass trong nhạc Dubstep). Ngoài ra Sound Design còn bao quát cả việc thiết kế âm sắc cho các âm thanh trong bộ trống (Kick, Snare, Hi-hat v.v..) hay các hiệu ứng âm thanh phụ trợ khác (ví dụ hiệu ứng risers hay sweeps trong nhạc điện tử)
Thu âm là công đoạn lưu trữ lại phần trình diễn của các nhạc cụ / giọng hát để cắt ghép, chỉnh sửa, thêm thắt hiệu ứng. Trước đây khi máy tính chưa ra đời thì người ta thu nó trên các băng từ (Tape Recording), nhưng ở thời điểm hiện tại với sự ra đời của các phần mềm làm nhạc chuyên nghiệp như Cubase thì bất cứ ai với một chiếc laptop, micro và soundcard (hay còn gọi là audio interface) bình dân cũng có thể bắt đầu thu âm.
Ngoài ra với sự ra đời của các nhạc cụ giả lập (Virtual Instruments – hay còn gọi là VST) thường được tích hợp sẵn trong các DAW hoặc mua ngoài, các nhạc cụ giả lập này có thể mô phỏng âm thanh của tất cả các nhạc cụ từ truyền thống đến các loại synth, người làm nhạc chỉ cần kết nối thêm 1 chiếc đàn MIDI Keyboard là có thể 1 mình đảm nhiệm trình diễn và thu âm lần lượt tất cả các nhạc cụ trong 1 bản phối rồi.
Hoa Hậu - Ca Sĩ Kim Thoa tại phòng thu âm Thu Âm Việt
Và một phần rất quan trọng nữa đó là ca sĩ thu âm. Nếu như trên sân khấu, ca sĩ là thần tượng, chiếm ánh đèn sân khấu và nắm trong tay lượng người hâm mộ kinh khủng thì đối với chuỗi quy trình sản xuất âm nhạc, ca sĩ chỉ góp giọng vào một khâu gần cuối – thu âm. Nói như vậy, không có nghĩa là vai trò ca sĩ mờ nhạt. Một ca sĩ muốn hát hay cũng cần nhiều năm rèn luyện giọng hát, tìm hiểu các kỹ thuật hát, các phong cách âm nhạc, tập luyện thanh nhạc mỗi ngày để phát triển giọng hát lên những tầm cao mới, nâng tầm tác phẩm.
Người ca sĩ cùng thường xuyên đầu tư rất nhiều vào các khâu khác không kém phần quan trọng đối với một sản phẩm âm nhạc như: thực hiện video, truyền thông, vũ đạo, hình ảnh… Những phần này cũng tốn không ít nguồn lực đầu tư của họ, cũng vì thế mà họ nổi tiếng hơn và thành công hơn và cũng vì thế, họ là người gánh chịu búa rìu dư luận nhiều nhất khi có scandal. Như vậy, muốn thành công như ca sĩ, bạn cũng cần xây dựng hình ảnh, truyền thông như thế và gánh chịu rủi ro như thế thôi.
4. Gửi khách hàng sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh nhất
Xem video thành phẩm nhạc thương hiệu công ty Nam Sung:
Để cho bài hát trở nên hòa hợp hơn về mặt hòa âm, các bạn phải trải qua thêm một khâu mixing và mastering nữa. Đây là hai khâu hết sức quan trọng, đòi hỏi các bạn phải có một khả năng nghe chuẩn xác. Sau đó các bạn có thể đưa ca khúc này cho mọi người nghe, quảng bá, hay thậm chí là bán và phát hành nó ra ngoài thị trường.
Trên đây chỉ là những bước hết sức cơ bản để cho ra một bản nhạc. Để có thể hòa âm hòa chỉnh một ca khúc bạn cần phải có sự chỉ dẫn của một người có óc sáng tạo, kiến thức, kinh nghiệm cũng như tâm huyết.
Nếu bạn có mong muốn trở thành một MUSIC PRODUCER chuyên nghiệp, bạn có thể tham gia học tập tại Thu Âm Việt tại đây.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng và các bạn đọc đã có thể nắm được khái niệm sơ lược về các công đoạn chính để sản xuất ra 1 sản phẩm âm nhạc:
Sáng tác nhạc, viết lời bài hát
Hoà âm phối khí, sắp xếp cấu trúc bài hát
Thu âm giọng ca sĩ, mixing & mastering
Một sản phẩm hoàn chỉnh và gửi khách hàng
Không cần nói thêm chắc các bạn cũng hiểu là mỗi công đoạn này đều chứa đựng rất nhiều kiến thức chuyên sâu hơn, mỗi công đoạn đều xứng đáng 1 quyển sách riêng viết về nó, trong khi bài viết này cũng không thể dài thêm được nữa. Hi vọng trong thời gian tới mình sẽ có thể viết những bài viết đi sâu hơn vào từng công đoạn.
Trong bài viết này, Thu Âm Việt đã chỉ ra cáchTìm hiểu 4 bước trong quy trình sản xuất âm nhạc để có một bài hát hoàn chỉnh
Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.
Để có thể sáng tác nhạc thì có rất nhiều kiến thức cần học hỏi. Tuy nhiên một trong những điều quan trọng nhất là học nhạc lý. Nhưng nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này sẽ giúp bạn “điểm ra” những yếu tố cần nhớ trong việc học nhạc lý cơ bản để sáng tác nhạc.
Các bạn đam mê âm nhạc muốn sáng tác một bài hát cho riêng mình nhưng không biết về nhạc lý, vậy thì cùng Thu Âm Việt tìm hiểu cách để sáng tác âm nhạc mà không biết về nhạc lý dễ nhất cho người mới.
Việc thu phí bản quyền tác giả nơi công cộng là điểm nóng trong thời gian qua đang được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam (VCPMC) đề nghị các cơ sở kinh doanh thực hiện. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên
Bạn đang muốn thu voice quảng cáo cho dự án sắp tới của sản phẩm/dịch vụ công ty mình nhưng chưa biết lựa chọn giọng đọc MC nào cho phù hợp thì cùng mình đọc bài viết này để biết nhiều hơn về các giọng đọc MC được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhất nhé!
Phi Nhung là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất hiện nay với mức cát xê cao ngất ngưỡng, nhưng ít ai biết nữ ca sĩ với giọng hát ngọt ngào lôi cuốn này có cuộc sống tuổi thơ vô cùng cơ cực đến con đường sự nghiệp đầy chông gai.
Trong TVC quảng cáo ngoài hình ảnh hay nội dung thì âm thanh cũng chính là một yếu tố rất quan trọng để quyết định đoạn TVC quảng cáo đó có thật sự thành công hay không.
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn bạn ngay!
Khách hàng
Hotline
Zalo
Messenger
Thu gọnMở rộng
Hotline
Hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi ngay để được tư vấn tận tâm qua số điện thoại sau: