Kỹ thuật sáng tác nhạc mang đậm tính hoa mỹ

Chỉ cần một chút kinh nghiệm về đàn hát, và chịu khó để ý học hỏi một chút nữa về nhạc lý căn bản thì bạn có thể sáng tác ca khúc. Nhưng vấn đề là tác phẩm của bạn có chạm đến được trái tim của người nghe hay không? Cần dựa vào kỹ thuật sáng tác của mỗi người áp dụng vào đó.

ky-thuat-sang-tac-nhac-mang-dam-tinh-hoa-my

Kỹ thuật trau chuốt tâm hồn cho ca khúc

1. Kỹ thuật sáng tác âm nhạc

Được hiểu là các phương pháp, cách thức khuyến khích tác giả để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Ngoài các kỹ thuật cơ bản của kiến thức chuyên môn của âm nhạc. Các loại kỹ thuật khác được sắp xếp và đôi khi được biến tấu dựa vào đôi tay và sự linh hoạt của tác giả để tạo sự mới mẻ cho tác phẩm của chính họ.

Một ca khúc bao giờ cũng có hai thành tố gắn bó mật thiết với nhau là giai điệu và lời ca. Để cho ra một ca khúc hay và đi vào lòng người thì tác giả cần trau chuốt và không ngừng trao đổi tính thẩm mĩ. Việc kết hợp hài hòa ca từ và nhạc là một nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và sự quen tay. Ca từ thường có khuynh hướng ép buộc nhạc phải tuân theo khúc thức, thanh điệu, ý nghĩa của nó, bắt người soạn ca khúc phải nhào nắn giai điệu và đôi khi cả tuyến hòa âm theo nó. Ngược lại, nhạc làm cho văn thơ thêm bóng bẩy, làm mạnh thêm, đôi khi có thể làm thay đổi cảm xúc của tứ lời và có thể buộc ca từ phải xuôi theo âm hình, tiết nhịp riêng của nhạc.

>> Tham khảo dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc Thu Âm Việt

2. Một số kỹ thuật sáng tác âm nhạc cơ bản bạn cần biết

Ba yếu tố quan trọng trong một bài nhạc:

Nhịp (rhythm), Melody, Harmony. Ngoài ra còn một yếu tố khác cần thiết giúp cho bản nhạc nghe được hay nhưng không thuộc phần sáng tác. Đó là phần "Orchestration": có thể coi như áo quần  ta mặc, do đó có người này hòa âm hay hơn người kia…

>> Sự kết hợp giữa hòa âm và phối khí trong thu âm

Ba kỹ thuật sáng tác âm nhạc: 

  • Gamme (Scalar, Conjunct melodic motion)
  • Arpege  (Arpeggio, Disjunct melodic motion - leap). 
  • Kết hợp vừa  Gamme vừa Arpege.

Các yếu tố của một ca khúc đẹp:

Để có thể trở thành đẹp, gây ấn tượng cho người nghe, ca khúc cần phải đạt 4 yếu tố sau

  • Giai điệu nghe “bắt” lỗ tai vì là ca khúc chứ không phải là bài thơ đọc bằng nốt nhạc
  • Ca từ phải hay, phải thu hút và thể hiện rõ ý tưởng ca khúc
  • Cấu trúc ca khúc phải hợp lý, cân đối tương thích với ca từ và nhạc
  • Có đoạn giai điệu đẹp nhất và dễ nhớ nhất trong cả bài: thường thì đoạn gây ấn tượng nhất cho người nghe là đoạn điệp khúc – nơi chuyển tải nội dung tóm tắt của ca khúc và các tác giả thường chọn tựa ca khúc từ ca từ trong phần này.

>> Tham khảo dịch vụ sáng tác ca khúc Thu Âm Việt

3. Kỹ thuật sáng tác âm nhạc về tâm hồn - tính thẩm mỹ

Nâng cao thẩm mỹ âm nhạc

Bạn có thể làm giàu nhận thức về cuộc sống và cái đẹp bằng nhiều các. Để hỗ trợ cho việc sáng tác ca khúc, Bạn cần nên quan tâm đến việc nghe, nhìn và đọc. Tập nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau như : Pop, Rock, Jazz, Cổ điển, Dân ca,...Nó sẽ giúp bạn thấm dần những giai điệu đẹp, những quy luật biến đổi của hợp âm, nắm bắt được những thang âm (Scale) đã tạo nên âm hưởng của từng loại nhạc. Nên nghe nhiều nhạc hòa tấu của Paul Mauriat - người đã đạt tới đỉnh cao của nhiều thể loại âm nhạc và là nhạc sĩ hòa âm vĩ đại nhất thế giới hơn nửa thế kỷ qua. Và có thể nghe thêm dòng nhạc quê hương là những ca khúc hay và đầy học thuật của các nhạc sĩ thế hệ trước như ns Phạm Duy (Tình ca, Quê nghèo, Nương chiều, Em bé quê, Bà mẹ quê..v..v) Thêm vào đó, những tác phẩm của các nhạc sĩ đương thời đã in sâu trong lòng quần chúng như Trịnh Công Sơn, Trần Thiện Thanh, Lam Phương… Việc xem phim, video clip và đọc các tác phẩm văn học, thơ ca sẽ dần rèn luyện được tính thẩm mỹ của bạn hơn trong việc sáng tác.

Để đạt được kết quả tốt, bạn nên chịu khó nghe đi nghe lại thực nhiều lần những tác phẩm nào mà bạn thấy hay, nghe càng kỹ càng tốt. Bạn cần đặt ra quy tắc “Chất lượng hơn số lượng".

Luyện kỹ năng chơi nhạc

Tác phẩm âm nhạc chỉ thật sự sống động khi được “vang lên”. Do vậy, bạn nên tập luyện sử dụng một nhạc cụ nào đó, tốt nhất là guitar hay organ, vì những nhạc cụ này dễ dàng tạo tiết tấu và hợp âm, hỗ trợ cho bạn kiểm tra lại hiệu quả của giai điệu bạn mới nghĩ ra, cùng với hướng phát triển giai điệu đó. Việc sử dụng thuần thục một nhạc cụ sẽ giúp bạn sáng tác dễ dàng và dễ hay hơn.

Nên học sơ qua về nhạc lý (những điều đơn giản thôi) đủ để hiểu về cao độ, trường độ của nốt nhạc, phách mạnh, phách nhẹ của mỗi ô nhịp. Và bạn cũng nên tập hát, chỉ cần giữ thẳng giọng, và không bị “phô”. Điều này giúp bạn thưởng thức một cách khái quát bài hát, trước khi nó hoàn thành.

Tìm cảm hứng và viết nhập đề cho bài hát

Quan trọng nhất của bài hát là câu mở đầu phải có âm hình đẹp và mới mẻ, vì đã có được câu mở đầu thú vị rồi thì phần kế tiếp chỉ là ứng dụng kinh nghiệm từ việc nghe nhạc để phát triển giai điệu.

Để có câu mở đầu mới mẻ, bạn nên nghĩ một đoạn lời trước dựa trên chủ đề mà bạn muốn viết, hoặc chọn một câu thơ nào đó mà bạn thấy hay. Rồi cố gắng lồng giai điệu vào, dựa trên một thanh âm nào mà bạn thích, hoặc thấy phù hợp với nội dung sắp diễn tả. Thí dụ thanh âm cổ điển Tây Phương cho sự luyến tiếc, mất mát, thanh âm Ả Rập, Nhật Bản cho sự huyền bí, u uẩn, thanh âm ngũ cung (Việt Nam, Trung Quốc) cho những tình cảm về quê hương, đồng quê…

Giai đoạn này, hãy dành nhiều thời gian nhất cho giai đoạn này để kiểm tra kỹ xem câu mở đầu này có giống ai không! Nếu chỉ giống dưới 50% thì yên tâm mà khai triển tiếp. Đừng hy vọng rằng hoàn toàn không giống ai vì không thể có một bản nhạc nào trên đời mà không có một số câu na ná như nhiều bản nhạc khác. Ngay cả tới phần khai triển motif cũng vậy, sẽ là một sự tổng hợp của rất nhiều những bản nhạc đã có trước đây. Vấn đề đặt ra là sự khai triển phải có logic…Mà logic trong âm nhạc chính là phản xạ của tư duy, được tích lũy từ việc đã nghe nhiều nhạc phẩm hay và có giá trị của bạn.

Thông thường, sau câu mở đầu là một câu nhạc đối xứng, giống như cấu trúc của thơ thất ngôn bát cú trong Đường luật. Nghĩa là sẽ có từng cặp câu mà âm hình tương tự nhau, chỉ cách nhau một quãng nào đó. Sau khi khai triển xong câu 3 thì câu 4 sẽ lại có sự đối xứng với câu 3. Chỉ tới câu kết của mỗi đoạn mới hoàn toàn tự do để quay về chủ âm. Một bản nhạc muốn tạo một sự mới lạ thường thì chủ âm được dấu cho tới câu cuối cùng mới cho xuất hiện.

Khi đã tạm bằng lòng với câu nhập đề rồi thì bạn đừng nên viết lời tiếp nữa mà hãy hát đi hát lại nhiều lần câu mở đầu cho tới khi bật ra được câu nhạc kế tiếp. Từ câu thứ ba trở đi, bạn mới cần tới sự hỗ trợ của cây đàn, vì với những chuyển động của hợp âm (lệ thuộc vào trình độ chơi đàn và nghe nhạc của bạn) sẽ gợi ý cho những giai điệu kế tiếp.

Trong cấu trúc ca khúc hai đoạn, khi mới bắt đầu làm quen với việc viết ca khúc, bạn thường lúng túng khi phát triển đoạn B. Có nhiều cách khai triển đoạn B, nhưng bạn nên khai triển từ âm hình của đoạn A để tạo nên sự nhất quán và thống nhất của toàn bài. Tất nhiên là không phải lặp lại hoàn toàn mà phải vận dụng sự những thủ pháp thay đổi về tiết tấu, cao độ, chuyển điệu để làm phong phú cho giai điệu. Và công việc sẽ càng lúc càng dễ hơn cho tới lúc hoàn tất phần giai điệu. Lúc này bạn mới nên quay lại nghĩ tiếp phần lời cho toàn bộ giai điệu của bài hát. Nên nhớ bạn đừng hăng say viết lời trước nhiều quá rồi mới nghĩ tới phần nhạc, vì như thế đến khi tìm giai điệu cho phù hợp, sẽ bị trói buộc vô lời ca., mà một ca khúc hay thì cái chính vẫn là phần giai điệu.,Một bản nhạc thực sự hay phải là bản nhạc chỉ dùng để hòa tấu mà vẫn hay !

ky-thuat-sang-tac-nhacBản nhạc thành công (nổi tiếng) chưa chắc đã là bản nhạc hay

Bản nhạc thành công (nổi tiếng) chưa chắc đã là bản nhạc hay, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (chưa nói tới ca sĩ trình bày và phần hòa âm). Phần lời là một yếu tố rất quan trọng. Lời rất dễ gây sự chú ý của người nghe nếu như nó có những ý tưởng thật mới mẻ và ngộ nghĩnh. Một vài ca khúc của tôi được yêu thích có lẽ chính là nhờ phần lời, như: “Mai”, “Chuyện 3 người”. Các nhac sĩ khác cũng khá thành công trong phần lời ca như Nguyễn Ánh 9 với “Không”, Song Ngọc với “Đàn bà”…, Thanh Tùng với “Một mình”, Trần Tiến với “Chị tôi”... Đối với tôi thì nếu như không thể đạt được cả nhạc và lời cùng xuất sắc như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn,thì tôi luôn xem phần nhạc là quan trọng hơn lời, bởi tôi luôn mong muốn để lại cho đời những bản nhạc hòa tấu hơn là những ca khúc.

Sau cùng ,khi tác phẩm đã hoàn tất, bạn nên nhờ một nhạc sĩ đàn anh hay một ca sĩ giàu kinh nghiệm nghe qua để thẩm định lại, bạn sẽ nhận ra được những thiếu sót của mình.Ca sĩ Bảo Yến cũng đã từng góp ý cho tôi nhiều câu nhạc rất hay, và theo tôi biết, ca sĩ Hương Lan cũng đã từng chỉnh lại hay hơn nhiều nốt nhạc của vài nhạc sĩ chuyên về dòng nhạc quê hương.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đang làm quen với việc viết ca khúc, nhiều ca sĩ cũng tham gia viết ca khúc. Đó là những dấu hiệu đáng mừng, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều ca khúc phong phú, đa dạng. Sáng tác được một ca khúc là điều không khó, nhưng để có được một ca khúc hay không phải là điều dễ. Nhưng nếu không khởi hành làm sao bạn có thể đến đích? 

Hãy mạnh dạn sáng tác đi, rồi dần dần bạn sẽ có được những tác phẩm hay. Và nhớ là hãy áp dụng những kỹ thuật trên để có thể cho ra một tác phẩm âm nhạc xuất sắc nhất nhé! 

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Tìm hiểu toàn cảnh âm nhạc truyền thống Việt Nam xưa và nay

Tìm hiểu toàn cảnh âm nhạc truyền thống Việt Nam xưa và nay

Âm nhạc truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị tinh thần – âm nhạc truyền thống Việt Nam, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích.

Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

Bạn đã từng bao giờ nghe đến cụm từ “giọng gió", có lẽ rất nhiều là đằng khác. Trong âm nhạc và ca hát. Bên cạnh những chất giọng thánh thót, cao vút, trầm ấm,... thì giọng gió được đánh giá là một tông giọng được sử dụng phổ biến, bởi cách hát giọng gió không hề khó.

Sáng tác âm nhạc cho thương hiệu doanh nghiệp có lợi ích gì?

Sáng tác âm nhạc cho thương hiệu doanh nghiệp có lợi ích gì?

Trong một thị trường với đầy rẫy những công ty, ý tưởng, sản phẩm như hiện nay thì với những thương hiệu biết tận dụng âm thanh sẽ chiến thắng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Có thể thấy âm nhạc dường như xuất hiện mọi nơi trong việc xây dựng thương hiệu ngày nay.

Danh sách 10 phòng thu âm chuyên nghiệp Quận 1 - TPHCM

Danh sách 10 phòng thu âm chuyên nghiệp Quận 1 - TPHCM

Xem ngay danh sách 10 phòng thu âm chuyên nghiệp tại quận 1, TPHCM dành cho cả ca nhạc sĩ chuyên nghiệp và những người yêu thích ca hát. Bài viết sẽ giúp bạn đánh giá được địa chỉ phòng thu âm thuận tiện và chất lượng tương xứng với nhu cầu âm nhạc của mình.

Tìm hiểu về loại nhạc cụ dân tộc sáo trúc

Tìm hiểu về loại nhạc cụ dân tộc sáo trúc

Khi xem các bộ phim trung quốc, bạn hay thấy diễn viên sử dụng sáo trúc để làm một thú vui tao nhã. Loại nhạc cụ này được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nước. Là loại nhạc cụ truyền tải âm nhạc thường được sử dụng nhiều cho âm nhạc đồng quê. Cùng tìm hiểu chi tiết nhạc cụ này cùng Thu Âm Việt nhé!

Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Cách luyện giọng để thành diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp

Chắc hẳn các bạn ở đây thuở nhỏ ai cũng yêu thích loạt phim hoạt nổi tiếng như Doraemon, Conan, Naruto,... và thắc mắc tại sao họ có thể lồng tiếng hay đến như vậy. Thu Âm Việt sẽ làm rõ cách lồng tiếng của người làm phim hoạt hình và hướng dẫn cho các bạn biết cách lồng tiếng phim hoạt hình hay.

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!