Blog

Dạy trẻ cảm thụ âm nhạc như thế nào ?

12/10/2020
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và cảm thụ âm nhạc là một quá trình tìm hiểu, thấm nhuần tác phẩm âm nhạc một cách toàn diện về hình tượng, sắc thái cảm xúc. Chính vì thế muốn bé phát triển nhanh, toàn diện thì cần có các phương pháp dạy cảm thụ âm nhạc đúng đắn, khoa học nhất. 

Hướng dẫn dạy trẻ em cảm thụ âm nhạc

1. Thế nào là cảm thụ âm nhạc ? 

Cảm thụ âm nhạc khiến trẻ có hứng thú với âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

Cảm thụ âm nhạc là một quá trình mà trong đó có các phương pháp dạy trẻ cảm thụ âm nhạc, những phương pháp được sử dụng cho trẻ em tập làm quen, tập tiếp cận với các hoạt động thông qua âm nhạc. Những trò chơi vận động, sáng tạo, lắng nghe, ca hát, chia sẻ đều được kết hợp với âm nhạc. 

2. Lợi ích của cảm thụ âm nhạc với trẻ

 Thông minh hơn, tăng khả năng giao tiếp, lương thiện, tăng kỹ năng vận động… cho trẻ là những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California – Irvine (Hoa Kỳ) thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.

Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ.Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm thụ âm nhạc cho trẻ

Cao độ

Cao độ ( hay độ cao) là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động, tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao ( đồ, rê, mi, fa, son…) được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc. 

Trẻ 0-3 tuổi đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác, chúng có thể nhận biết bất kỳ âm thanh nào phát ra mà trẻ nghe được. Nhưng âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc ( tiếng động có độ cao xác định) và tiếng ồn ( tiếng động có độ cao không xác định). Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận. 

Trường độ

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cũ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác và có thể bắt chước lại nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. 

Cường độ

Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm. Trẻ em nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra, điều này biểu hiện rõ nét ở các bản nhạc cổ điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng. 

Tiết tấu

Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó liên quan tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó theo quy luật nhất định. 

Giai điệu

Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét lên xuống, trẻ có thể nhớ một giai điệu hoàn chỉnh. 

Âm sắc

Âm sắc là màu sắc của âm thanh, màu sắc ở đây là trong, đục, khàn, gay gắt, êm dịu, chói tai … của âm thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác nhau dù có cùng cao độ. Âm sắc có thể phân biệt rõ nhất là giọng hát nam hay nữ. 

Hòa âm

Hòa âm là sự kết hợp các âm thanh thành chồng âm và có sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó, hòa âm chắp cánh cho giai điệu thêm bay bổng, tăng hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy cái hay của âm nhạc, dù chưa hiểu biết nhiều nhưng cũng đủ kích thích niềm hứng khởi, làm trẻ dễ chịu và có cái nhìn thiện cảm với âm nhạc sau này. 

Các bài viết liên quan:

>> Hướng dẫn thu âm bằng phần mềm ikara trên điện thoại

>> Hướng Dẫn Cách Chỉnh Âm Thanh Karaoke Chuẩn Tại Nhà

>> Tự học sáng tác nhạc bằng guitar cơ bản tại nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!