Blog

Vi phạm bản quyền âm nhạc bị phạt bao nhiêu tiền?

03/04/2021
Lâu nay chúng ta chúng quan tâm đến bản quyền âm nhạc mà không tìm hiểu kĩ về mức phạt và như thế nào bị phạt, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng đào sâu hơn với chủ đề vi phạm bản quyền âm nhạc thì bị phạt bao nhiêu tiền.

1. Một số hành vi và mức phạt phổ biến khi vi phạm bản quyền âm nhạc trong luật bản quyền âm nhạc

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

= ăn cắp logo, thiết kế …

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  3. a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
  4. b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

 = sửa chữa không xin phép

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  4. a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
  5. b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

= sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

= bán lậu không xin phép

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

= sao chép, đạo nhái tác phẩm

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 2013 

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 2013 

2. Một số vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. 

-Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16. 

-Sáng tác ra mắt vào giữa tháng 2.2020 của Châu Đăng Khoa, do nữ ca sĩ Orange thể hiện, họ nhận ra ca khúc này có phần dạo đầu giống với ca khúc Lier của Elem3ntz, đăng tải ở một trang nhạc có tiếng trên mạng vào tháng 6.2019

Đạo nhạc và đạo cả hình ảnh ở MV Chân Ái

Đạo nhạc và đạo cả hình ảnh ở MV Chân Ái

3. Cách để không bị vi phạm bản quyền âm nhạc: 

Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

Tuy nhiên bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đăng ký bản quyền âm nhạc giúp bạn và Thu Âm Việt sẽ giúp bạn ở giai đoạn này. Những tác phẩm bạn có sử dụng dịch vụ tại Thu âm Việt bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn ủy quyền qua trung gian là Thu Âm Việt để đăng ký giúp bạn.

>> Dịch Vụ Bán Ca Khúc Mới - Xin Bản Quyền Bài Hát Nhạc Sĩ

Bài viết liên quan

>> Bản quyền âm nhạc là gì? Cách đăng ký bản quyền âm nhạc

>> Cách xin phép sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc

>> Luật bản quyền âm nhạc là gì? Nên đăng ký mua bản quyền âm nhạc ở đâu?

Dịch vụ tham khảo

>>Dịch vụ sáng tác bài hát- viết lời ca khúc theo yêu cầu

>>Dịch vụ sáng tác bài hát truyền thống công ty

>>Dịch vụ sáng tác nhạc TVC quảng cáo



Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!