Tìm hiểu về Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là nét đẹp văn hóa nghệ thuật là niềm tự hào của người Việt Nam và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa di vật thể. Vậy điều gì đã làm nên thể loại văn hóa lịch sử này hãy cùng Thu Âm Việt giới thiệu các bạn về Nhã Nhạc Cung Đình Huế nhé

1. Nhã nhạc cung đình Huế là gì?

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...Nhã nhạc cung đình Huế  nhằm tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Nhã Nhạc Cung Đình Huế có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế với lời hát tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái. Đó biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Vì vậy, Nhã Nhạc Cung Đình Huế được các triều đại quân chủ Việt Nam rất coi trọng. Nhã nhạc thời Nguyễn thường được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế vì triều đại này đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm.

Vào giữa tháng 12/2003, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày 31/1/2004 tại Paris thủ đô nước Pháp, lễ đón Bằng công nhận đã được tổ chức. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu được UNESCO công nhận - một vinh dự to lớn cho cả dân tộc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.

Lễ hội Nhã Nhạc Cung Đình Huế 2004

Lễ hội Nhã Nhạc Cung Đình Huế 2004

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan.

Đến thời triều Nguyễn (1802-1945), vào nửa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép, âm nhạc cung đình phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc.

Dưới thời triều Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng: Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Ngoài ra Nhã Nhạc Cung Đình Huế còn sử dụng cho các buổi tế như đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau.

 Nhã Nhạc Cung Đình Huế xưa

Nhã Nhạc Cung Đình Huế xưa

Nhã Nhạc Cung Đình Huế thường biểu diễn chung với múa cung đình. Múa cung đình triều Nguyễn rất phong phú như: long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt, bát tiên quá hải, bát tiên đăng vân, nhị tướng xuất quân. Đặc sắc nhất là múa “Lục cúng hoa đăng” và “Lân mẫu xuất lân nhi”... Đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc văn hoá Việt Nam. Tiết mục nào cũng trang nghiêm không có chút trần tục và đều mang tính nghệ thuật cao, cùng với Nhã nhạc tạo nên một sân khấu thiêng liêng và bác học khó có dàn nhạc nào sánh nổi.

Trong hệ thống Nhã Nhạc Cung Đình Huế còn có tiết mục hòa tấu các nhạc khí thuộc bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức gợi cảm sâu xa. Các nhạc công thường trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc đón tiếp các sứ thần.

Giờ đây, Nhã Nhạc Cung Đình Huế không chỉ là vốn quý của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của loài người. Với những giá trị nổi bật, Nhã Nhạc Cung Đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia giàu truyền thống văn hóa trong khu vực và thế giới.

3. Quay MV sân khấu về Nhã Nhạc Cung Đình Huế có khó không

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là thể loại âm nhạc văn hóa nên việc sản xuất hoàn chỉnh về hòa âm phối khí các nhạc cụ và tạo dựng một MV không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên Thu Âm Việt là một trong những phòng thu chuyên nghiệp nhất tại Tp.HCM có thể tạo dựng một MV sân khấu về thể loại âm nhạc chất lượng nhất dễ dàng. Hãy liên hệ ngay đến Thu Âm Việt để được tư vấn miễn phí.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Nhã Nhạc Cung Đình Huế, hãy cùng theo dõi mục cẩm nang Thu Âm Việt để tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức âm nhạc bạn nhé.

Hồng Ngọc

Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề
Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

Hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản

Bạn đã từng bao giờ nghe đến cụm từ “giọng gió", có lẽ rất nhiều là đằng khác. Trong âm nhạc và ca hát. Bên cạnh những chất giọng thánh thót, cao vút, trầm ấm,... thì giọng gió được đánh giá là một tông giọng được sử dụng phổ biến, bởi cách hát giọng gió không hề khó.

Kiếm tiền từ nghề hòa âm phối khí có dễ không?

Kiếm tiền từ nghề hòa âm phối khí có dễ không?

Hiện nay một số kỹ thuật hòa âm phối khí có thể tự mình mở phòng thu riêng để có thể tự mình kiếm tiền. Nó có thật sự dễ làm khi tự mình bước ra một mảng riêng để có thể tự kinh doanh hay chỉ đơn giản là đi theo ngành nghề này. Hãy tìm hiểu sơ về ngành nghề này nhé!

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!