Blog

Những sai lầm dễ mắc phải trong kỹ thuật thu âm chuyên nghiệp

14/01/2021
Đối với bất kì phòng thu âm nào, các kỹ thuật viên phòng thu âm phải nắm rõ các kiến thức về âm học, điều đó rất quan trọng trong thu âm chuyên nghiệp như thu âm bài hát, thu âm voice hay thu âm giọng đọc quảng cáo. Trong bài viết này Thu Âm Việt sẽ nêu các sai lầm phổ biến nhất trong thu âm chuyên nghiệp để các bạn có thể tránh trong quá trình thu âm.

những sai lầm dễ mắc phải trong thu âm chuyên nghiệp

Những sai lầm dễ mắc phải trong  kỹ thuật thu âm chuyên nghiệp

1. Thiết kế phòng thu âm không đạt tiêu chuẩn

Tự thu âm ở nhà, ngay trong phòng mình mà không có vách tiêu âm sẽ dẫn đến quá nhiều vấn đề cho vocal, điển hình là bị noise và vang (reverb). Là bởi vì tạp âm từ bên ngoài như tiếng xe cộ, tiếng người nói chuyện, chó sủa…hay tạp âm ngay trong phòng như tiếng điều hòa, tiếng quạt, tiếng case máy tính…có thể bị mic ghi lại hết, lẫn lộn với vocal. Ngoài ra do tường phòng ngủ là tường trơn nên không hấp thụ được âm thanh mà dội ngược lại và bị mic thu vào luôn, tạo ra hiện tượng vang, hay reverb rất nặng. File thu âm này hoàn toàn không có giá trị trong thu âm chuyên nghiệp, nhất là thu âm bài hát hay thu âm quảng cáo chuyên nghiệp.

Nhiều bạn đầu tư hẳn vách ngăn và mút tiêu âm để làm home studio nhưng lại không để ý đến nhiều yếu tố. Ví dụ nhiều bạn dán mút tiêu âm hột gà kín mít bốn phía, việc này giúp xử lí vấn đề vang (reverb) và các âm ở tần số cao, nhưng lại làm phòng quá khô và mất các âm ở tần số thấp. Vật liệu phòng thu chuẩn cần có 3 loại: absorption, diffuser & bass trap. Nghiên cứu kĩ và kết hợp các loại vật liệu phù hợp sẽ giúp cân bằng tốt nhất EQ cho phòng thu.

Thiết kế phòng thu âm là bước đầu quan trọng để có phòng thu âm đạt chất lượng chuyên nghiệp

Một vấn đề nữa của phòng thu đó là kích thước phòng. Thông thường, phòng hình chữ nhật sẽ là tố ưu cho bass, thay vì phòng hình vuông hay tròn, sẽ gặp nhiều vấn đề hơn. Phòng quá hẹp sẽ triệt tiêu các âm ở tần số thấp, trong khi phòng quá rộng mà không tiêu âm tốt sẽ tạo ra reverb và kích thích các âm bass ở tần số thấp. Phòng thu 5m dài, 4m rộng và cao tầm 3-3.5 m có thể xem là hơp lý.

Nhiều bạn có phòng thu tại nhà nhưng khi thu âm lại không để ý đến các yếu tố ngoại cảnh như vẫn bật điều hòa hoặc quạt trong khi thu, để laptop quá gần mic dẫn đến mic thu cả tiếng laptop vào trong, để case máy tính quá gần mic…dẫn đến tạp âm lẫn vào vocal rất khó xử lý sau này.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt thiết bị và thiết kế phòng thu âm chuẩn chuyên nghiệp

2. Dùng micro thu âm không phù hợp

Trên thị trường có nhiều loại mic khác nhau, của nhiều hãng khác nhau. Có mic ưu tiên dải bass hơn, có mic ưu tiên âm ở tần số cao cho tiếng sáng hơn. Có mic hợp với nữ có mic lại hợp với nam. Trước khi mua mic, bạn cần đọc review kỹ các loại mic xem đánh giá và đặc tính của từng loại mic xem có hợp với mình không. Bạn có thể ra cửa hàng bán đồ thu âm và thu test thử từng loại mic và xem vocal nào bạn thấy ứng nhất và phù hợp nhất với mình. Mic là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng vocal nên bạn cần đầu tư thời gian để nghiên cứu. Và cũng đừng quá tiếc tiền cho một chiếc mic thực sự chất lượng vì mic là thứ bạn sử dụng suốt trong quá trình thu âm. Chỉ đầu tư một lần bạn có thể sử dụng đến 5-7 năm, vì thế đừng quá tiết kiệm khi đầu tư mic cho mình.

Micro Thu Âm phòng thu

Micro thu âm phòng thu chuyên nghiệp

Về cơ bản có 2 loại microphone: condenser microphone và dynamic microphone. Loại condenser rất nhạy cảm và thu nhiều hơn các chi tiết của âm, so với dynamic. Nói nôm na là condenser rất nhạy cảm và sẽ thu tất cả các chi tiết âm. Trong khi dynamic thì chọn lọc và sẽ chỉ thu các âm chính của vocal, mà có thể loại bỏ được background noise. Nếu bạn có phòng thu cách âm tốt thì consender sẽ là lựa chọn tốt nhất, nhất là trong thu âm quảng cáo, vì consender thu được nhiều chi tiết âm hơn so với dynamic. Ngược lại nếu phòng thu của bạn cách âm không được tốt và nhiều background noise thì dynamic có thể là lựa chọn phù hợp hơn.

Các thương hiệu hàng đầu về microphone trong thu âm, nhất là thu âm quảng cáo chuyên nghiệp có thể kể đến là: Blue Yeti, Rode, Neumann, Focusrite, Samson, Avantone, Audio-Technica, MXL…

3. Cách đặt mic thu âm không đúng

Khoảng cách từ microphone đến miệng và góc mic là hai vấn đề quan trọng trong thu âm, đặc biệt là thu âm quảng cáo. Mic đặt quá xa miệng có thể dẫn đến hiện tượng đầu vào quá yếu, âm bị vang hoặc nhiều tạp âm. Mic đặt gần miệng quá có thể kích thích các âm ở tần số thấp, làm âm quá nhiều bass. Khoảng cách tối ưu từ mic đến miệng là 6-12 inches, tức là từ 15 cm – 30 cm.

Góc đặt mic cũng là yếu tố cần xem xét. Thông thường nhiều bạn đặt mic theo hướng thẳng đứng. Trong một số trường hợp, cách đặt này có thể tạo ra quá nhiều “s” sound (sibilance), tức là các âm xẹt xẹt, chét chét ở cuối âm rất khó xử lý triệt để, do âm thanh đập thẳng vuông góc vào mic. Âm “s” tạo nhiều hay ít tùy vào đặc tính âm của từng người thu. Có người tạo ra nhiều âm “s”, có người hoàn toàn không có “s” sound. Nếu âm thu của bạn có quá nhiều “s” sound, nhiều sibilance, bạn cần xem lại góc đặt mic của mình. Đặt mic ở góc xiên chéo lên như trong ảnh bên dưới có thể giảm được sibilance do âm thanh không đập vuông góc vào trong mic.

Xem thêm: Cách cầm micro thu âm đúng chuẩn nhất

4. Không chú ý đến âm lượng đầu vào và đầu ra khi thu âm

Tín hiệu đầu vào lý tưởng là xung quanh mức -12db, và peak giới hạn ở mức -6db. Để âm lượng cao quá có thể tạo ra clipping. Lưu ý âm lượng đầu vào trong thu âm khác với âm lượng đầu ra khi xuất ra sản phẩm. Vocal sau khi thu âm sẽ được xử lý thêm bao gồm normalize về mức đầu ra chuẩn cho từng thể loại.

5. Thu âm quá nhiều lần

Việc thu quá nhiều trong ngày sẽ khiến diễn viên, ca sĩ bị mệt và giọng giảm chất lượng. Quan trọng hơn khi thu quá nhiều mà không bổ sung nước đầy đủ dễ dẫn đến khô miệng và khi đọc âm sẽ có nhiều mouth click, là tiếng click tích tích xen kẽ vào trong vocal rất khó xử lý. Nếu phải đọc quá nhiều trong ngày diễn viên nên uống đầy đủ nước, và lưu ý uống 1h trước khi vào thu. Ngoài ra ăn chanh hay táo trước khi thu cũng được xem là cách có thể giảm đáng kể mouth click khi thu. Ca sĩ hoặc diễn viên thu âm chuyên nghiệp cần hạn chế các đồ ăn thức uống ảnh hưởng tiêu cực đến vocal như:  cà phê, sô cô la, các loại hạt, rượu bia, đồ ăn cay, thuốc lá, nước đá, cam, chuối…

Ngược lại thu quá ít takes sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vocal khi một take nào đó bị lỗi. Khi thu cần có thêm một vài backup đề phòng trường hợp vocal có vấn đề, hoặc khách hàng không hài lòng. Các take khác nhau nên đi cùng các tông giọng và kiểu đọc khác nhau, tránh thu 2 take cùng một kiểu đọc y hệt sau thì sẽ không có giá trị gì cả.

6. Xử lý vocal sau khi thu không đúng cách

Nhiều bạn lạm dụng các DAW (Digital Audio Workstation), phần mềm xử lý âm thanh sau khi thu như Adobe Audition, Pro Tool, Audacity… Lạm dụng DAW để xử lý các vấn đề như giảm tiếng ồn (noise reduction), hay EQ có thể làm biến dạng, méo mó âm, hoặc âm thanh nghe giả tạo, mất tự nhiên. Sử dụng các DAW cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để làm sau có đầu ra hay nhất và tự nhiên nhất. Dùng noise reduction quá đà có thể làm mất âm, méo âm. Hoặc tăng giảm EQ quá mức có thể làm âm nghe không được tự nhiên.

Xem thêm: Hướng dẫn Mixing và bàn Mixer trong thu âm để xử lý Vocal tốt nhất

7. Sai lầm khi nghĩ rằng tất cả đều có thể fix sau khi thu

Nhiều bạn thu biết lỗi nhưng vẫn tặc lưỡi vì nghĩ rằng sau đó có thể xử lý được bằng DAW. Điều này là hoàn toàn sai lâm, tạo cho bạn thói quen làm ẩu. Luôn phải hoàn thiện vocal ở bước thu âm ở mức tốt nhất có thể. Xử lý sau khi thu chỉ là bước kĩ thuật giúp clean up âm thanh và một chút xíu EQ để âm hay hơn, chứ không phải là cây đũa thần làm được mọi việc. File gốc vocal (RAW) vẫn là là yếu tố quyết định đến chất lượng vocal, vì thế đừng vì bất kỳ lí do nào mà làm ẩu, làm cho xong.

Qua bài viết trên,Thu ÂM Việt đã nêu ra "Những sai lầm dễ mắc phải trong kỹ thuật thu âm chuyên nghiệp". Thu Âm Việt hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn. 

Bài viết tham khảo:

>> Các kỹ năng trong Rap mà người mới chơi Rap không thể bỏ qua

>> Sự kết hợp giữa hòa âm và phối khí trong thu âm

>> Sáng tác nhạc và những điều cần biết

>> Tìm hiểu về giọng hát và cách luyện giọng như ca sĩ

>> Nghề hòa âm phối khí là gì? Vị trí của chuyên viên kỹ thuật hòa âm phối khí

Dịch vụ tham khảo:

>> Dịch vụ phòng thu âm chuyên nghiệp

>> Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

>> Dịch vụ hòa âm phối khí

>> Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!