Một số lời dẫn câu nói thông dụng tạo ấn tượng nhất cho MC dẫn chương trình
MC chính là người quan trọng dẫn dắt khán giả hòa nhập với chương trình, sự kiện vì thế lời mở đầu lời dẫn của MC chính là nhân tố tạo nên sự thành công của chương trình.
1. MC là gì?
Chúng ta đều rất quen thuộc với từ MC và định nghĩa là người dẫn chương trình, vậy MC có nghĩa là gì? MC viết đầy đủ là Master of Ceremonies (Tạm dịch là chuyên gia của các buổi lễ). Điều đó đòi hỏi người dẫn chương trình phải có nhiều kiến thức, kỹ năng đa dạng. Không so sánh với cấp bậc thạc sĩ (Master), nhưng bản thân nghề MC cũng đòi hỏi cần phải trải qua các chương trình đào tạo bài bản.
Người dẫn chương trình là người nói trước công chúng, lôi cuốn sự chú ý của công chúng
Theo nghĩa rộng hơn thì người dẫn chương trình là người nói trước công chúng, lôi cuốn sự chú ý của công chúng hướng về họ để dẫn dắt công chúng tương tác và hòa nhập vào sự kiện, bất kể đó là sự kiện giải trí hay lễ nghi, bất kể đó là trên truyền hình hay ngoài đời thực. Tùy vào vai trò của họ mà có những danh xưng khác nhau, bao gồm: điều phối viên (hướng dẫn các hoạt động thuộc về lễ nghi), hoạt náo viên (dẫn dắt và làm cho không khí sôi động, tưng bừng lên), phát thanh viên hoặc xướng ngôn viên (truyền đạt nội dung của một chương trình đã có kịch bản được biên tập), MC truyền hình (chủ trì một cuộc thi trên truyền hình, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế hay talk show), video jockey hay VeeJay - VJ (người giới thiệu các bài hát, video clip trên kênh truyền hình ca nhạc)...
Còn có nghĩa là người Biên tập viên (news presenter) và thông tín viên (reporter) tin tức, bản tin thời sự trên sóng truyền hình tuy cũng được xếp vào nhóm người dẫn chương trình nhưng họ có nghiệp vụ chuyên môn thuộc về truyền thông báo chí chứ không phải nghệ thuật giải trí. Hướng dẫn viên du lịch, phát ngôn viên của tổ chức, thuyết trình viên và diễn giả mặc dù nói trước công chúng, nhưng họ không được xem là người dẫn chương trình.
2. Các lời dẫn thông dụng dành cho người dẫn chương trình
Lời dẫn phụ thuộc vào từng thể loại chương trình: thời sự; chính luận; ca nhạc hay gameshow… A xin cô đọng lại một cách chung nhất áp dụng được với đa số các chương trình hiện nay ngoài cuộc sống với 3 phần cơ bản:
Lời dẫn chào mừng
- Mở đầu đơn giản: Lời đầu tiên Phương Thảo và Mạnh Cường xin…. (gửi tới quý vị lời chào nồng nhiệt nhất)
– Mở đầu chuyên nghiệp: Chào mừng quý vị đến với chương trình Thu Âm Việt hôm nay. (dừng 2s nói tiếp câu chào đơn giản)
Câu chào mở đầu vô cùng quan trọng, bạn chỉ có 3s để chinh phục khán giả vì thế hãy tập kỹ cho mình một câu chào chuẩn nhất
Không những phải có lời dẫn hay mà phong thái của bạn cũng phải chuẩn mực MC
Phần thân bài (chu trình này khép kín)
– Lời mở đầu mỗi phần: “Kính thưa quý vị”
Ví dụ: Kính thưa quý vị, hòa chung không khí tưng bừng của cả nước, hôm nay…..
– Lời kết thúc mỗi phần: “Cảm ơn”
Ví dụ: Cảm ơn những chia sẻ vô cùng ý nghĩa của nhà Báo Lại Văn Sâm/ Cảm ơn tiết mục biểu diễn của nhóm 3 con mèo/ Cảm ơn quý vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự chương trình ngày hôm nay
– Giới thiệu nhân vật quan trọng: “Xin trân trọng”
Ví dụ: Đến tham dự chương trình ngày hôm nay chúng tôi “xin trân trọng” giới thiệu Ông Lại Văn Sâm nhà báo Đài truyền hình Việt Nam/ Xin trân trọng kính mời nhà Báo Lại Văn Sâm lên trao hoa và phần thưởng
– Xưng hô khi giao lưu: “Thân mến”
Ví dụ: Hương Giang thân mến có phải bạn cũng đang muốn nói đôi lời với quý vị khán giả
Lưu ý: bạn nên sử dụng ngôn từ linh hoạt, không nên lạm dụng nói mãi một câu theo mô típ này để tránh trở thành máy nói Ví dụ: thay vì nói mãi một câu: “Kính thưa quý vị” có thể đổi thành “Quý vị thân mến”…
Phần kết thúc chương trình
– Cảm ơn + chúc + tạm biệt và hẹn hò
Ví dụ: Ca khúc Tạm Biệt đã khép lại chương trình của chúng ta ngày hôm nay. Một lần nữa “Xin Cảm ơn” quý vị đại biểu các vị khách quý, “chúc quý vị” thật nhiều sức khỏe. “Xin chào và hẹn gặp lại”
Kết hợp ngôn từ với những kỹ năng kỹ thuật dưới đây bạn sẽ có một lời dẫn chương trình tuyệt vời.
3. Kỹ năng của người dẫn chương trình
Trong bài Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và ngoài đời đã nói rất rõ tầm quan trọng của nghệ thuật này, những biểu cảm của mc chiếm đến 80 % thành công của bài dẫn
Ngôn ngữ cơ thể:
Tất cả bộ phận cơ thể Tay; đầu; mắt; miệng; di chuyển… là những thứ vô cùng quan trọng bạn hãy phối hợp thật nhịp nhàng tự nhiên với nhau. (Ví dụ: khi công bố tin vui thì miệng cười, mắt cười, mặt hướng lên; ngực hơi rướn lên tạo sự vui mừng chào đón…(tôi sẽ giải thích vì sao ở phần giọng nói). (tham khảo Bí mật ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng giao tiếp)
Rất khó để lột tả được phần này. Bạn hãy hình dung những bộ phim Hàn Quốc khi diễn viên muốn lột tả sự xúc động của nhân vật thì: gương mặt; mắt; tay của diễn viên run lên đủ làm chúng ta rơi nước mắt. Nếu bạn làm tốt được phần này thì bạn sẽ luôn tự tin và nói chuyện trôi chảy trước đám đông.
MC không phải chỉ có giọng nói hay mà còn phải kết hợp giữa giọng nói và ngôn ngữ cơ thể
Giọng nói:
Văn hóa vùng miền ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói người MC, nhất thanh nhì sắc, nếu bạn được một chất giọng hay trời phú thì đó là thứ tiền không mua được và bạn có thể hái ra tiền với giọng nói hay đó. Đối với MC đọc trôi chảy là yêu cầu bắt buộc điều tưởng chừng là dễ dàng mà chúng ta được dạy từ bé ấy nhưng không phải ai cũng làm được. Kỹ thuật cơ bản khi sử dụng giọng nói: ngắt nghỉ đúng chỗ từng dấu chấm phẩy, lên bổng xuống trầm nhấn mạnh từ khóa cùng nhịp văn, nắm rõ âm bằng chắc, mở khẩu hình miệng, lưỡi và hơi phải đúng thì mới tròn vành rõ chữ.
(Ví dụ: Xin chào mừng quý vị đến với chương trình Trò chơi âm nhạc 2013)
Phân tích nhịp điệu:
- Câu “chào mừng quý vị” giọng phải đọc cao to sáng rõ ràng để thể hiện sự tươi vui;
- Câu “Trò chơi âm nhạc 2013” là từ khóa chính phải đọc chậm rõ ràng nhấn mạnh
Ngôn ngữ cơ thể lúc này sẽ giúp bạn biểu cảm được giọng nói. Ví dụ muốn giọng được tươi sáng thì mắt; miệng; đầu…đều phải hướng lên; muốn giọng buồn thì người bạn trùng xuống, gương mặt nghiêm hơn, mắt thả xuống… Tất cả những điều này phải thật nhuần nhuyễn và tập luyện thường xuyên để bạn có một phản xạ tự nhiên chứ không phải lừa dối khán giả.
* Lưu ý cần tránh:
Tránh phát âm từ địa phương bẹt giọng, phát âm sai L/N… sẽ rất phản cảm. Thông thường tự chúng ta không nhận ra được mình có phát âm sai hay không, hãy nhờ một người giọng chuẩn kiểm tra cho bạn.
Trên đây là những gì cơ bản nhất cho bạn mới bước vào nghề MC, thành công còn lại phụ thuộc vào sự linh hoạt, khả năng diễn xuất truyền tải nội dung và rất nhiều những kiến thức hiểu biết khác của người dẫn chương trình. Với sự quyết tâm và thường xuyên luyện tập, các bạn có thể trở thành mc dẫn chương trình chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư phục vụ cho cơ quan, gia đình, bạn bè của mình. Với các kỹ năng khi làm mc, chắc chắn bạn sẽ tự tin giao tiếp và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.