Tìm hiểu về nhạc quảng cáo (music marketing), vai trò trong chiến dịch marketing sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Nhận biết những yếu tố quan trọng khi làm một bài nhạc quảng cáo riêng, những kiến thức sẽ giúp marketer/agency dễ dàng hơn khi làm việc với bên sản xuất bài hát.
Nhạc quảng cáo (Music marketing) là bài hát dùng trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu, có thể dùng nhạc có sẵn, chế lời trên giai điệu, hoặc sáng tác bài hát mới - riêng bịêt cho sản phẩm/dịch vụ đó. Một bài nhạc có thể sản xuất thành nhiều phiên bản (15-30-60 giây, và bản đầy đủ 2-3 phút), ứng dụng cùng lúc cho đa kênh truyền thông.
Khái niệm Nhạc quảng cáo - Music marketing
Sử dụng âm nhạc là chiến lược thông minh nhằm tạo ra không gian giao tiếp 1-1 với khách hàng, giúp thương hiệu nổi bật để từ đó chuyển đổi thành doanh số. Để sản xuất một bài nhạc, doanh nghiệp có thể tìm đơn vị chuyên sáng tác nhạc quảng cáo; hoặc giao phó toàn bộ quy trình cho một agency triển khai.
Ứng dụng nhạc quảng cáo trong truyền thông
Quảng cáo truyền hình: Phát trên TVC truyền hình, thường có độ dài từ 15-30 giây
Quảng cáo trực tuyến: Làm video quảng cáo trên YouTube, Facebook, Tiktok và các nền tảng trực tuyến khác; tạo đoạn viral video; thường có độ dài từ 60-90 giây.
Sự kiện truyền thông: Làm nhạc nền cho sự kiện giới thiệu sản phẩm, hoặc khuyến mãi offline; thường làm bài nhạc đầy đủ từ 2-3 phút
Truyền thông nội bộ: Trong các video đào tạo, hội nghị nội bộ để định hình phong cách truyền thông, tạo sự đồng nhất thương hiệu; có độ dài 2-3 phút.
Vai trò nhạc quảng cáo
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Các nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ nhận diện thương hiệu có thể cải thiện lên đến 90%, khi sử dụng bài nhạc quảng cáo đặc sắc, nhờ vào khả năng khơi dậy cảm xúc người xem và lối truyền tải thông điệp hết sức tự nhiên. Dùng bài nhạc quảng cáo đặc trưng cũng giúp nâng cao uy tín sản phẩm hoặc thương hiệu.
Những jingle nổi tiếng như “Taste the Feeling” của Coca-Cola hay “I’m lovin’ it” của McDonald’s là minh chứng rõ ràng nhất về sự hiệu quả của âm nhạc trong việc định hình thương hiệu.
Quảng cáo "Taste the Feeling" của Coca-Cola khẳng định thương hiệu
Kết nối cảm xúc - Tạo sự hấp dẫn
Music marketing cũng khởi gợi cảm xúc cụ thể ở người xem, như hào hứng, dễ chịu, hoặc đồng cảm,... , Khiến quảng cáo giữ chân người xem và để lại ấn tượng sâu đậm. Thậm chí, doanh nghiệp có thể sử dụng lại cùng một ý tưởng sáng tạo, nhưng với bài nhạc mới để kéo dài thời gian tồn tại của một quảng cáo thành công.
“Đi để trở về” (Soobin Hoàng Sơn) trong chiến dịch Biti’s Hunter tạo được sự liên kết với người xem
Đạt hiệu quả doanh số so với chi phí bỏ ra
Kích thích người nghe đưa ra hành động một cách tự nhiên, chuyển đổi thành doanh số, thông qua việc lồng ghép đặc tính sản phẩm/dịch vụ xen kẻ trong lời bài hát. Cho thấy việc làm 1 bài nhạc quảng cáo riêng cho thương hiệu chỉ chiếm 4% trong tổng chi phí chiến dịch quảng cáo, nhưng đóng vai trò cốt lõi
4 yếu tố quan trọng cần áp dụng trong sản xuất nhạc quảng cáo
1. Ca từ và giai điệu đáp ứng đối tượng mục tiêu
Lời và giai điệu bài hát cần khai thác cụ thể đối tượng khách hàng, chẳng hạn như:
Trẻ em (dưới 12 tuổi): Lời nhạc kích thích trí tưởng tượng, có tính giáo dục; giai điệu tươi sáng, vui nhộn (có thể kèm hiệu ứng âm thanh như tiếng hò reo, chuông, kèn).
Thanh thiếu niên (12-18 tuổi): Lời nhạc đánh vào xu hướng và trào lưu; Giai điệu thể loại pop, rap, hoặc EDM, thể hiện phong cách sống năng động.
Người trưởng thành trẻ (18-35 tuổi): Ca từ thực tế, khơi gợi cảm xúc (đam mê, thành công, yêu thương), chú trọng xây dựng lối sống tích cực; Giai điệu có thể sôi động hoặc nhẹ nhàng (thể loại pop, indie, accoustic), có đoạn cao trào tạo điểm nhấn.
Người trung niên (35-55 tuổi): Lời ca gợi cảm giác tin cậy, chú trọng giá trị bền vững; Giai điệu hào hùng, hoặc nhẹ nhàng chậm rãi.
Người cao tuổi (55 tuổi trở lên): Lời nhạc dùng ngôn từ chân thành, gợi cảm giác gần gũi; Giai điệu nhẹ nhàng, mộc mạc, có thể dùng âm hưởng truyền thống.
Nhạc quảng cáo sản phẩm kẹo trẻ em do đơn vị Thu Âm Việt sản xuất
Điểm chung của music marketing là ca từ cần đơn giản, ngôn ngữ dễ hiểu. Tương tự, giai điệu cũng cần bắt tai và dễ nhớ. Sao cho khách hàng nghe có thể hát lại ngay từ lần nghe 1-2.
2. Phù hợp với thương hiệu
Phong cách, màu sắc củanhạc quảng cáo phải phản ánh được tính cách, giá trị và thông điệp của thương hiệu. Điều này giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa âm nhạc và thương hiệu, khiến người nghe dễ dàng nhận diện và ghi nhớ. Đồng thời sẽ khơi dậy cảm xúc khách hàng khi họ cảm thấy có cùng giá trị, niềm tin đối với thương hiệu.
3. Thời lượng
Nhạc quảng cáo chỉ cần từ 15 đến 90 giây hoặc ngắn hơn. Nhạc sĩ phải vận dụng kỹ thuật để cô đọng toàn bộ các nội dung vào trong vài giai điệu và câu chữ ngắn gọn, nhưng vẫn giữ được tính tự nhiên.
Quảng cáo Điện Máy Xanh ngắn gọn nhưng để lại ấn tượng lâu dài
4. Hài hòa với hình ảnh
Âm nhạc cần khớp với nhịp điệu, tiết tấu cho đến phong cách của video quảng cáo,làm nổi bật hình thức kể chuyện bằng thị giác. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình ảnh người nổi tiếng trong video để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Rapper Hiếu Thứ Hai trong quảng cáo của Omaichi cuối năm 2024
5 bước phối hợp sản xuất nhạc quảng cáo với đơn vị làm nhạc
1. Cung cấp thông tin để lên concept bài nhạc
Chuẩn bị brief: Thông tin sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu; Thông điệp chính; Địa điểm và không gian phát nhạc; Ý tưởng kịch bản;...
Brief càng chi tiết nhạc sĩ phác thảo concept và viết lời chính xác nhất với dụng ý triển khai của doanh nghiệp, hạn chế việc phải sửa nhiều lần kéo dài timeline.
2. Phác thảo lời và giai điệu
Doanh nghiệp cần xem “từ khóa thương hiệu” đã được nêu bật trong bài hát hay chưa.
Một điều lưu ý là đừng cố lồng ghép quá nhiều đặc tính sản phẩm/dịch vụ, vì sẽ khiến lời nhạc mang tính gượng ép. Hãy cho nhạc sĩ có không gian sáng tạo, dùng phép ẩn dụng để mô tả sản phẩm/dịch vụ.
3. Hòa âm & phối khí chuyên sâu
Mô tả: Đây là bước phủ các lớp nhạc cụ, âm thanh để tạo thành sản phẩm chuyên nghiệp.
Nếu không chắc về cách phối, doanh nghiệp hãy để đơn vị sản xuất đề xuất; ngoài ra có thể yêu cầu cung cấp sản phẩm mẫu tham khảo nhằm hình dung được hướng triển khai.
4. Thu âm với ca sĩ
Hãy thử nghe qua các mẫu giọng mà đội ngũ giới thiệu trước khi quyết định.
Nếu doanh nghiệp có đại diện thương hiệu, cân nhắc sử dụng giọng của họ để tăng tính kết nối với chiến dịch.
Doanh nghiệp có thể đến trực tiếp studio để theo dõi buổi thuaam, điều chỉnh cách phát âm ca sĩ về tên thương hiệu, cảm xúc cần truyền tải.
5. Phản hồi & Nhận bàn giao sản phẩm
Dành thời gian nghe kỹ bài hát để phát hiện chi tiết cần cải thiện trước khi duyệt.
Thống nhất với đơn vị sản xuất về định dạng file cuối cùng (WAV, MP3, ...) để thuận tiện cho việc sử dụng.
Doanh nghiệp cần lưu ý về số lần và thời gian chỉnh sửa trong thỏa thuận ban đầu để tránh chi phí phát sinh.
Dịch vụ sáng tác nhạc quảng cáo chuẩn cho mọi chiến dịch của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đang tìm cách dùng âm nhạc để làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ, và muốn tạo 1 chiến dịch đem về doanh số mạnh mẽ, thì Dịch vụ Sáng tác nhạc quảng cáo của Thu Âm Việt chính là giải pháp tối ưu:
Đáp ứng mọi loại hình sản phẩm/dịch vụ: Đơn vị 15 năm kinh nghiệm, tổ chức đội ngũ nhạc sĩ làm nhạc chuyên biệt theo từng thể loại, tương ứng với từng ngành nghề sản phẩm/dịch vụ.
Làm nhạc trọn gói: Viết lời nhạc, tạo giai điệu chuẩn insight; Cung cấp ca sĩ chuyên nghiệp hát ca khúc; Quay MV/TVC.
Hỗ trợ linh hoạt: Tạo nhiều phiên bản nhạc quảng cáo để phù hợp với từng kênh (15-30-60 giây, trọn bài), giúp tối đa hóa mục đích sử dụng bài hát.
Nhạc quảng cáo FPT Long Châu do Thu Âm Việt sản xuất
Liên hệ ngay để làm bài nhạc quảng cáo riêng cho chiến dịch của doanh nghiệp!
Tại Thu Âm Việt, Hồng Ngọc đã khẳng định năng lực làm việc của mình thông qua 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Ngọc mang đến năng lực chuyên môn và sự nhiệt huyết cho từng dự án, góp phần đưa Thu Âm Việt trở thành đơn vị làm nhạc uy tín hàng đầu Việt Nam.
Micro là một trong những thiết bị cơ bản và không thể thiếu trong bất cứ dàn âm thanh nào. Chọn được micro để hát karaoke tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu được âm thanh chất lượng nhất và ổn định, tạo được sự thoải mái khi ca hát.
Thế mạnh của âm nhạc thương hiệu là mang lại cảm xúc và gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Nhạc thương hiệu luôn lọt vào “mắt xanh” của các công ty lớn.
Tổng hợp 10 mẫu lời thoại đọc quảng cáo hay, để doanh nghiệp xây dựng kịch bản thu âm quảng cáo thu hút khách hàng. Bài viết cung cấp các hình thức thiết kế nội dung kịch bản và mẫu đi kèm đẻ doanh nghiệp có thể tham khảo.
Voice off được biết đến với một tên gọi khác giọng đọc quảng cáo là khái niệm chỉ những người thu âm giọng đọc của mình, phục vụ cho công việc truyền thông quảng cáo, truyền tải tải thông tin. Thường sẽ có các tên gọi riêng từng mảng như voice acting, voice over,...
Người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi. Thu m Việt sẽ bật mí những mẹo nhỏ mà có võ dưới đây để bạn có giọng nói hay, rõ ràng, mạch lạc.
Việc đăng ký dịch vụ nhạc chờ cho các thuê bao cá nhân chi phí và cách thức đăng ký sẽ khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký nhạc chờ tổng đài Mobifone cho doanh nghiệp của mình thì hãy cùng mình đọc bài viết dưới đây nhé!
Bạn muốn tư vấn?
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn bạn ngay!
Khách hàng
Hotline
Zalo
Messenger
Thu gọnMở rộng
Hotline
Hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi ngay để được tư vấn tận tâm qua số điện thoại sau: