Blog

 Tìm hiểu về cội nguồn của đờn ca tài tử miền Tây 

15/04/2021
Đờn ca tài tử - một di sản phi vật thể hoá của thế giới, thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc được UNESCO ghi danh. Nhờ vào đặc trưng màu giọng và sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm thanh nhạc cụ, đờn ca tài tử mang đến một sắc màu miền nam rõ nét với sự mộc mạc, giản dị mà chân thành cùng những lời ca giàu ý nghĩa.

Dàn đờn ca tài tử miền tây nam bộ

Dàn đờn ca tài tử miền tây nam bộ

1. Đờn ca tài tử là gì?

Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc Việt Nam. Lời ca tiếng hát trong những làn Điệu lý, Nam ai… mộc mạc, chân chất, bình dị như chính cốt cách khoáng đạt, giàu nhân nghĩa của người miền Tây Nam Bộ. Trải qua bao thời cuộc, đời người tiếng hát, tiếng đờn vẫn ngân vang, làm nên tình đất, tình người Nam Bộ.

Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca gọi là đờn ca.

Đờn ca tài tử thường được biểu diễn cùng một ban nhạc ngũ tuyệt với năm nhạc cụ chính là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam có phụ họa là sáo lỗ. Trong đó vai trò của người ca sĩ và nhạc sĩ là tương đương, và vai trò của người nam và người nữ trong nhóm biểu diễn cũng giống nhau.

Một loại hình nghệ thuật vừa mang tính bác học trong hệ thống bài bản, vừa mang tính dân gian trong sinh hoạt cộng đồng, lấy sinh hoạt đờn ca làm thú vui tao nhã, tri âm, tri kỷ. Đờn ca tài tử cũng như con người Nam Bộ, phóng khoáng, hào sảng, chân thành, sâu lắng và thiết tha, nói lên nỗi niềm của người dân xa xứ. Nhạc tài tử thấm đậm vào trong máu của người dân Nam Bộ và trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ. Từ lâu loại hình nghệ thuật này đã trở thành biểu trưng văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đất, con người Nam Bộ. Đến nay đờn ca tài tử vẫn giữ được phần nào bản sắc dân tộc, không bị bên ngoài tác động và mất đi cái hay của nó.

2. Nguồn gốc và xuất xứ của đờn ca tài tử

Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Xuất xứ của loại hình này là từ ca Huế sau thay đổi trở thành một loại nhạc thích phòng dân gian, thường được biểu diễn trong nhà, gia đình, làng xóm nhỏ. Nhạc tài tử được hình thành và phát triển vào cuối thế kỷ 19. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam để đem theo truyền thống Ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Nhưng khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi rất nhiều, thậm chí một số bài bản tuy mang cùng tên mà nét nhạc đã khác xa. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không còn y khuôn bản gốc ngày xưa.

Những người tham gia phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục... Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động.

3. Nhạc cụ của đờn ca tài tử

Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao)...

4. Ý nghĩa ẩn sau trong đờn ca tài tử

Trong hầu hết những bài vọng cổ thuộc thể loại đờn ca tài tử Nam Bộ, dựa trên nền của sáu câu vọng cổ, những bản Nam Oán và các chỗ lên Xang xuống Xề, người ta có thể viết ra rất nhiều bài hát. Những bản đờn ca tài tử thường chuộng tâm trạng buồn, bi thương, ai oán, câu chuyện tình yêu dang dở, cũng có thể là niềm hân hoan, sự thành công. Những điểm chung của chúng là hình ảnh mộc mạc của làng quê Nam Bộ, tình đất tình người luôn dạt dào trong từng điệu đờn, câu hát.

Cái tính bình dân của đờn ca tài tử còn được phổ biến tới mức bất cứ người con nào của vựa lúa miền Tây đều có thể thuộc nằm lòng những bài hát. Trước đây và bây giờ cũng vậy, anh nông dân đi thăm ruộng, thấy hạt lúa trĩu bông, trúng mùa nên sung sướng cất lên mấy câu vọng cổ ngay triền đê, ngoài đồng ruộng. Hay những buổi cày xới đất để làm đồng, vô mùa thu hoạch lúa đông xuân, trong lúc nghỉ tay, từng nhóm thanh niên, thiếu nữ tụ tập dưới gốc cây ô môi đang mùa nở hoa tím rực một góc trời, rồi những lời ca tiếng hát cứ ngân vang. 

5. Phân biệt đờn ca tài tử và cải lương

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa loại hình đờn ca tài tử và cải lương. Đôi khi gom gọn thành một loại hình là cải lương. Mỗi loại hình sẽ mang một tính chất và màu sắc riêng. Dưới đây là sự phân biệt 2 loại hình này:

Loại hình cải lương (trái) và Đờn ca tài tử (phải)

Loại hình cải lương (trái) và Đờn ca tài tử (phải)

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa loại hình đờn ca tài tử và cải lương. Đôi khi gôm gọn thành một loại hình là cải lương. Mỗi loại hình sẽ mang một tính chất và màu sắc riêng. Dưới đây là sự phân biệt 2 loại hình này:

Cải lương Nam bộ có tính sân khấu, tức là phải có không gian của một sân khấu với phông màn, cảnh trí, âm thanh, ánh sáng, diễn viên hóa trang, phục trang đẹp đẽ, mỹ lệ để cho bắt mắt khán thính giả. Khán giả vừa nghe ca, lại vừa coi hát các tuồng tích với sự diễn xuất hành động nội tâm lẫn ngoại hình (huơ tay múa chân).

Còn đối với đờn ca tài tử Nam bộ có tính thính phòng, đờn ca trong một không gian vừa đủ để cho người chơi và người nghe, dù ban ngày hay ban đêm, cùng nhau thưởng thức tiếng đờn và lời ca mà không cần phải có máy móc tăng âm, dùng tai để nghe là chính, đôi khi phải nhắm mắt lại, dùng trái tim để cảm nhận nghệ thuật đờn ca. Chơi  đờn ca tài tử là chơi bài bản và phải chơi trọn bài, trọn bản, thời lượng trình tấu càng nhiều càng dễ có ngẫu hứng sáng tạo cho tiếng đờn lời ca, các bạn tri âm nghe mới cảm thấy thích thú và không bao giờ nhàm chán.

Có thể nói, âm nhạc truyền thống Việt Nam có rất nhiều thể loại đa dạng từ âm thanh, lời ca cho đến biểu diễn. Mỗi loại đều mang một đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Việc duy trì và bảo tồn các thể loại âm nhạc truyền thống cũng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đôi nét về đờn ca tài tử mang đầy bản sắc dân tộc Việt Nam, hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến với các bạn đọc.

Thu Âm Việt

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ tham khảo:

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!