Blog

Nhạc sĩ Lam Phương cha đẻ ca khúc Thành Phố Buồn qua đời ở tuổi 83 tại Mỹ

23/12/2020
Lam Phương 20 tháng 3 năm 1937 là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Vừa qua, thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời 23/12/2020 tại Mỹ đã khiến người hâm mộ vô cùng đau buồn và nuối tiếc.

Cha đẻ ca khúc Thành Phố buồn - nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83 ngày 23/12/2020

Cha đẻ ca khúc Thành Phố buồn - nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83 ngày 23/12/2020

Vào sáng ngày 23/12 giờ Việt Nam, thông tin nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời tại Mỹ sau thời gian tích cực điều trị bệnh tim và tai biến mạch máu não đã khiến người hâm mộ vô cùng bàng hoàng và thương xót. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18h07 phút ngày 22/12 (giờ Mỹ) tại thành phố Fountain Valley, California. Ông hưởng thọ 83 tuổi.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937. Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như ca ngợi quê hương, tình mẫu tử,...

Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết năm 15 tuổi. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền bạn bè để tự phát hành tác phẩm. Thành công với bài hát đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. Sau đó, ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc đi vào lòng người, đặc biệt những ca khúc về quê hương. Nhiều giọng ca nổi tiếng đều chọn hát ca khúc của ông, đặc biệt là các ca khúc: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương, Thành phố buồn, Khúc ca ngày mùa".  Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...

Cố nhạc sĩ Lam Phương trong bức ảnh được chụp trước 1975

Cố nhạc sĩ Lam Phương trong bức ảnh được chụp trước 1975

Nhạc sĩ Lam Phương và ca khúc Thành Phố Buồn:

Thành phố buồn của NS.Lam Phương ra đời năm 1970, khi nhạc sĩ theo đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của quân đội đi trình diễn ở Đà Lạt. Bài hát không có từ nào nhắc đến Đà Lạt mà chỉ bằng hình ảnh lãng đãng khói sương, đường quanh co quyện gốc thông già, hay con đường ngày xưa lá đổ... mà khói sương Đà Lạt được gọi về thật nhiều trong tâm tưởng người nghe. Tất cả hình ảnh đó được dùng để kể câu chuyện đúng phong cách Lam Phương: Lồng vào một chuyện tình tan vỡ.

Hậu trường thu âm ca khúc Thành phố buồn - nhạc sĩ Lam Phương do danh ca Giao Linh trình bày tại phòng thu âm Thu Âm Việt

Người ta bắt gặp sự đồng cảm khi nghe Thành phố buồn có lẽ vì khung cảnh Đà Lạt là thiên đường cho tình yêu, là tìm chốn êm đềm. Để rồi cũng chính đô thị khói sương ấy lại khắc khoải buồn trong bức tranh tiễn biệt.

Ca khúc Thành Phố buồn - Nhạc sĩ Lam Phương

Có nhiều dị bản của Thành phố buồn mà tựu trung ở ca từ "trốn" hay "chốn" cho một vế tiếp theo đầy ngậm ngùi "... phong ba, em làm dâu nhà người". Các ca sĩ khi hát thường phải sử dụng ngữ âm miền Bắc nên phụ âm "tr" thành "ch". Đây là một điểm sai lầm so với nguyên bản của tác giả. Tờ nhạc Thành phố buồn in năm 1970 do Sống giữ bản quyền, được Lam Phương viết là "trốn phong ba". Tức là, người con gái trong ca khúc né tránh cơn bão lòng, lánh xa giông bão tình yêu, để chọn một bến đỗ có bề an phận.

Thành phố buồn đã đại chúng đến mức có thể người nghe không biết tên tác giả, nhưng chỉ ôm cây guitar thùng và đi một đoạn giai điệu theo lối slow rock, âm giai Mi thứ (Em), nhiều người sẽ nhận ra. Hiện nay bản nhạc đã qua nửa thế kỷ này vẫn liên tục được các ca sĩ trong và ngoài nước biểu diễn.

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!