Blog

Vấn đề nan giải về quyền tác giả âm nhạc đã được giải quyết hay chưa?

13/04/2021
Quyền tác giả âm nhạc ở Việt Nam là một trong số những vấn đề gây nhức nhối trong thế giới sáng tạo. Dù Việt Nam đã tham gia công ước Berne và có nhiều tổ chức đứng ra đại diện bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, nhưng các chế tài xử phạt những hành động “đạo nhái”, sử dụng “chùa”,... trong thực tế vẫn chưa có hiệu quả.

Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối

Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối

Gần đây, công ty VNG (đại diện của Việt Nam) đã gửi đơn lên Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc cáo buộc TikTok không có đầy đủ bản quyền cho các bài hát được lồng ghép vào các video ngắn. Các bản âm thanh đang sử dụng thuộc sở hữu của dịch vụ âm nhạc trực tuyến của VNG là Zing, nhưng lại không có sự đồng ý của công ty.

Hiện nay, có tổng cộng 150 bản ghi Zing được dùng trong hơn 11 triệu video trên TikTok và website của TikTok (theo báo cáo của VNG ngày 11/3), với hơn 10 triệu người đang sử dụng nền tảng ứng dụng này.

Theo đó, VNG yêu cầu ứng dụng TikTok xóa tất cả các đoạn nhạc lấy từ Zing và bồi thường thiệt hại hơn 9,5 triệu USD (221 tỷ đồng).

Về phương diện người dùng, TikTok là một phần mềm giải trí hoàn hảo, dễ làm dễ kiếm thêm thu nhập vì việc tạo một clip ngắn vài chục giây rồi lồng ghép một chút âm nhạc vào trong video bằng TikTok thật quá đơn giản, mà không hề biết mình đang “vô ý” vi phạm bản quyền về âm nhạc. Thậm chí có cả những người đang hoạt động nghệ thuật hoặc trong giới âm nhạc bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của ứng dụng đã khiến họ “quên” đi mất.

Với sự phát triển nhanh và mạnh như vũ bão của TikTok thì có lẽ, vụ đề đơn kiện tụng vẫn sẽ là một vấn đề nan giải. Thực tế từ trước đến nay tại Việt Nam, việc vi phạm bản quyền âm nhạc không hề mới lạ.

Trào lưu TikTok và vấn nạn bản quyền âm nhạc

Trào lưu TikTok và vấn nạn bản quyền âm nhạc

Trong một tập của phim Xin chào hạnh phúc - Yêu lại vợ cũ 2, nhà sản xuất đã lồng nhạc bài hát Hoa Nở Không Màu của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường (do ca sĩ Hoài Lâm thể hiện) nhưng lại… quên xin phép, trả tiền. Một ngày sau khi tác giả phản ứng, đại diện nhà sản xuất phim thay mặt ekip gửi lời xin lỗi đến nhạc sĩ.

Đó chỉ là một trong số những ví dụ điển hình về việc “quên” xin phép chủ sở hữu để sử được sử dụng trong thời đại phát triển công nghệ số ngày nay. Rất nhiều kênh Youtube cá nhân đã bị đánh sập do vi phạm bản quyền bằng hành động cover bài hát rồi đăng lên để kiếm tiền hay phục vụ mục đích thương mại. Cover các ca khúc khi chưa được sự đồng ý của tác giả là rất phổ biến, nhưng không có nghĩa là một hành động đúng đắn.

Trào lưu cover bài hát chưa xin phép bản quyền gây tổn thương nền âm nhạc Việt

Trào lưu cover bài hát chưa xin phép bản quyền gây tổn thương nền âm nhạc Việt

Do e ngại các thủ tục phức tạp để xin bản quyền tác giả, nhiều cá nhân thậm chí dùng thủ thuật “hack nhạc”, lấy link có bản quyền về phối lại. Khi phát giác, đa số những tác giả “bị xâm hại” chỉ lên tiếng trên trang cá nhân hoặc báo chí, hay cùng lắm là khiếu nại lên VCPMC nhờ can thiệp. Tuy nhiên, để không mất nhiều thời gian và tiền bạc thì mọi thứ lại gọi tên câu thành ngữ “dĩ hoà vi quý”.

Nền âm nhạc Việt Nam đang ngày một phát triển, cùng với sự trợ giúp của công nghệ càng hiện đại thì những người làm nhạc chân chính lại càng gồng gánh nhiều thứ hơn nếu không có sự bảo vệ của luật pháp. Việc có các điều khoản rõ ràng, hợp lý, cùng những chế tài đủ mạnh để xử lý triệt để vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh sáng tác nhạc, mỗi tác giả đều phải có kiến thức để bảo vệ quyền lợi của chính mình và những người xung quanh. Và cả những khán giả, thính giả - những người thụ hưởng các thành quả lao động, cũng rất cần thiết xây dựng ý thức tôn trọng những thành quả đó, bằng cách hiểu và thực hành những quy định theo pháp luật về quyền sở hữu tác giả, chính là gián tiếp đóng góp vào nền âm nhạc đất nước trở nên văn minh, phát triển.

Thu Âm Việt

Bài viết liên quan:

>> Tại sao phải đăng ký cấp phép sử dụng sản phẩm âm nhạc? Có cần thiết hay không?

>> Chi phí đăng ký bản quyền âm nhạc bao nhiêu? Giá bài hát đắt hay rẻ

>> Vi phạm bản quyền âm nhạc bị phạt bao nhiêu tiền?

>> Những vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền âm nhạc gây chấn động

Dịch vụ tham khảo:

>> Dịch vụ sáng tác bài hát- viết lời ca khúc theo yêu cầu

>> Dịch vụ sáng tác bài hát truyền thống công ty

>> Dịch vụ sáng tác nhạc TVC quảng cáo

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!